Blog

mua-sach-hay-sach-hay-gia-re

7 DẤU HIỆU cho thấy Bạn nên ngừng làm thuê và trở thành Ông Chủ!

mua-sach-hay-sach-hay-gia-re

 

Đó là một ngày làm việc bình thường.

Tôi điều chỉnh lại trang phục và bông tai của mình, cầm một cốc cà-phê latte, bước ra khỏi thang máy để vào văn phòng công ty như thường lệ.

Nhưng ngày hôm đó đã không giống như bất kỳ ngày làm việc nào của tôi trước đó. Sau 18 tháng miệt mài làm việc 12-16 giờ mỗi ngày với công việc toàn thời gian ở công ty và dự án khởi nghiệp riêng mà tôi đã ấp ủ và chuẩn bị từ trước, tôi đề xuất một cuộc họp với cấp trên. Ngay khi chúng tôi ngồi xuống, tôi trình đơn xin nghỉ việc của mình cho sếp.

Lúc đó tôi đang là giám đốc bán hàng của công ty – một cái tên nằm trong danh sách Fortune 500 danh giá, với mức lương 500.000 đô-la/năm ở tuổi 30.

Đó là chuyện của hai năm về trước. Kể từ đó, tôi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh độc lập. Và giờ đây, tôi đã xây dựng doanh nghiệp riêng của mình vươn đến mức doanh thu triệu đô một năm với tư cách là một chuyên gia tư vấn và huấn luyện doanh nhân khởi nghiệp.

Bạn có ước mơ khởi nghiệp riêng và trở thành doanh nhân thành đạt?

Nếu bạn đã có dự định từ bỏ công việc làm thuê để bắt đầu hành trình làm giàu của một Ông Chủ, sau đây là 7 dấu hiệu chứng tỏ đã đến thời điểm thích hợp để bạn bắt đầu hiện thực hóa dự định đó:

  1. Bạn có quá nhiều giá trị để cho đi:

Và một công việc làm thuê 8 tiếng/ngày chẳng bao giờ đủ để bạn được chia sẻ hết những giá trị tuyệt vời ấy cho cộng đồng và khẳng định bản thân mình. Không có điều gì tồi tệ và hủy hoại cuộc đời hơn việc bạn – một cá nhân đầy ắp sức sáng tạo với những giá trị riêng có – bị giới hạn trong một vỏ bọc “làm công ty lớn” tuy sang chảnh nhưng rỗng ruột hay bị biến thành một cỗ máy làm việc vô hồn.

Trong số những khách hàng tìm đến dịch vụ tư vấn khởi nghiệp của tôi có một giám đốc bộ phận của Google đi làm ca sĩ vào mỗi cuối tuần, một kế toán viên mong muốn trở thành chuyên gia huấn luyện kỹ năng sống, một luật sư vừa hoàn thành xong một tác phẩm văn học tâm đắc…

  1. Bạn không thích những khuôn mẫu nhàm chán và lặp đi lặp lại.

Không cần biết công ty A có môi trường năng động và linh hoạt thế nào, công ty B có những đồng nghiệp tuyệt vời ra sao, nếu bạn quả thực là một cá nhân có dòng máu doanh nhân sục sôi trong huyết quản của mình, bạn sẽ khó lòng chịu đựng nổi những quy định cứng nhắc về cách làm việc, giờ giấc và năng suất hiện hữu ở mọi doanh nghiệp do người khác làm chủ.

Một nhà khởi nghiệp nọ được tôi huấn luyện tâm sự rằng anh cảm thấy việc đi làm thuê giống như học sinh đi học: Giờ vào học, giờ ra chơi, giám thị hắc ám, sổ đầu bài, những buổi tổng kết,… hay đại loại như vậy!

Tất cả chúng ta đều thừa nhận rằng sự tự do và tự chủ về thời gian chính là điều khiến chúng ta hạnh phúc hơn cả việc kiếm tiền. Và giới doanh nhân khởi nghiệp chính là những người thấm nhuần phương châm sống này hơn bất kỳ ai khác!

  1. Bạn cảm thấy việc “điểm danh” là chuyện không cần thiết.

Khi kinh doanh riêng, bạn làm việc khi và chỉ khi có việc cần phải làm, và bạn hoàn toàn tự chủ về mặt thời gian bắt đầu và hoàn thành công việc. Trong khi đó, với việc làm công ăn lương, bạn bắt buộc phải có mặt ở văn phòng ít nhất 8 tiếng một ngày kể cả khi chẳng có việc gì để làm, đúng chứ?

Một số người có xu hướng làm việc hiệu quả hơn khi ở nhà, ở những không gian tĩnh lặng, hoặc khi được làm việc một mình, vì sự hiện diện của quá nhiều người có thể gây phân tán tư tưởng và dễ mất tập trung. Nhiều chuyên gia tư vấn và huấn luyện doanh nghiệp thành công mà tôi quen biết đều là những người như thế, họ làm việc độc lập 100% và có thu nhập rất cao với cách làm việc đó.

sach-hay-tinh-tuyen-mua-sach-hay

  1. Bạn có ý thức tự giác với công việc mình đã chọn.

Bạn sở hữu nhiều phẩm chất của các CEO thành công? Những người thích đọc sách, có tầm nhìn xa trông rộng và dám hành động cho những ước mơ và dự định của mình hoàn toàn có thể trở thành những ông chủ doanh nghiệp thành đạt.

Hồi tôi mới mở dịch vụ tư vấn và huấn luyện doanh nghiệp bên cạnh công việc chính ở công ty cũ, tôi thường phải viết rất nhiều thứ trước khi đi ngủ và huấn luyện từ xa cho khách hàng vào mỗi buổi tối trên chiếc ghế sofa nhà mình. Cảm giác đó thật tuyệt! Nhờ đó, tôi không chỉ có thêm thu nhập, mà điều quan trọng hơn hết thảy là tôi yêu sự tự chủ và thoải mái khi được làm việc với những thứ thuộc về mình.

 

  1. Bạn cảm thấy mình thông minh hơn sếp.

Đây là vấn đề phổ biến trong mọi khóa huấn luyện doanh nhân trẻ tôi từng chủ trì. Một trong những học viên gần đây của tôi tâm sự rằng cô không dám mạnh dạn cống hiến để tiến thân trong cơ quan của mình vì sợ nổi hơn sếp và lo sợ những dị nghị xung quanh vấn đề đó. Trong khi đó, khi bạn kinh doanh riêng và làm chủ cuộc chơi của chính mình, bạn có thể phát huy tối đa mọi khả năng mình có để thu về những lợi ích cao nhất.

Quả thật, đó là một sự khó chịu và bất công không nhỏ khi bạn nhìn ra được nhiều cách thức hay và hiệu quả hơn để giải quyết công việc, nhưng lại không được phép thực thi chúng chỉ vì mình là nhân viên dưới quyền người khác. Làm thuê cho người khác, bạn không có lựa chọn nào khác ngoài việc tôn trọng quyết định của sếp và hòa đồng với tập thể công ty.

  1. Bạn yêu thích công việc giải quyết những vấn đề và giúp đỡ người khác.

Giải quyết những vấn đề thiết thực trong cuộc sống chính là nền tảng của mọi doanh nghiệp thành công.

Bạn có phải là một người yêu thích công việc tháo gỡ những vấn đề nan giải, chia sẻ cho người khác những lời khuyên và tri thức bổ ích, tư vấn cho mọi người về những kỹ năng sáng tạo và thiết lập các mối quan hệ?

Nếu câu trả lời là có, bạn chắc chắn có tố chất để khởi nghiệp thành công rồi đấy!

  1. Năng lực của bạn không bị giới hạn trong bất kỳ một lĩnh vực hay khuôn khổ cụ thể nào.

Tôi yêu công việc cũ của mình ở công ty kinh doanh công nghệ. Nhưng bên cạnh đó, tôi có khả năng viết lách. Tôi được mọi người chung quanh tín nhiệm trong việc chia sẻ lời khuyên. Tôi còn có nhiều khả năng khác như kỹ năng sư phạm, lãnh đạo đội nhóm, truyền cảm hứng và kết nối mọi người với nhau.

Thị trường lao động ngoài kia không có một công việc hay chức danh nào giúp tôi được phát huy hết những tài năng mà mình có để tạo ra giá trị cho cộng đồng và khẳng định vị thế của bản thân mình. Thế nên tôi chọn cách tự tạo ra sân chơi của riêng mình.

Đó là một quyết định hoàn toàn dựa trên thực tế khách quan chứ không hề mơ mộng hão huyền.

Một nghiên cứu gần đây của Tập đoàn tài chính công nghệ Intuit (California, Mỹ) dự doán rằng đến năm 2040, mọi việc làm trên thị trường lao động đều sẽ là công việc tự do (freelance). Nền kinh tế sẽ được dẫn dắt bởi những cá nhân khởi nghiệp và tự chủ. Khái niệm “an toàn chức nghiệp” – hay sự bảo hộ về mặt công ăn việc làm – sẽ dần dà không còn tồn tại. Do vậy, điều sáng suốt nhất mà bạn có thể làm vào lúc này chính là xem xét thật kỹ lại sự nghiệp hiện tại của mình và rèn luyện dần khả năng tự chủ.

Nếu bạn có một tài năng đặc biệt nào đó muốn cống hiến, hay những giá trị tuyệt vời mà bạn muốn chia sẻ với cả thế giới, muốn làm được thật nhiều việc ý nghĩa mà không phải lo sợ bị sa thải hay thất nghiệp, hãy bắt đầu hành trình tự thân làm giàu của mình ngay hôm nay!

mua-sach-hay

MUA SÁCH HAY TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU!

thieu-quyet-doan-mua-sach-hay

THIẾU QUYẾT ĐOÁN – Làm thế nào để khắc phục nhược điểm này?

thieu-quyet-doan-mua-sach-hay

 

Một câu hỏi 4 chữ tưởng chừng đơn giản nhưng “kinh hoàng”, có thể khiến nhiều người trong chúng ta cảm thấy khó chịu mỗi khi nhắc đến chính là:

Tối nay ăn gì?

Cuộc hội thoại đó sẽ càng mệt mỏi hơn khi bạn nhận được câu trả lời này từ đối phương:

Gì cũng được!

Họ trả lời “gì cũng được” với mọi đề xuất của bạn, hoặc không muốn lựa chọn và nhường quyền quyết định cho bạn. Nhưng khi bạn đưa ra quyết định, họ lại không mấy vui vẻ. Kết quả, cả bữa ăn tối trở thành thảm họa.

Câu chuyện trên là một trong vài trải nghiệm quen thuộc liên quan đến tính thiếu quyết đoán – một nhược điểm phổ biến nhưng không hề vô hại như chúng ta thường nghĩ.

Nhược điểm nhỏ, tác hại lớn

Nếu bạn không thể trả lời dứt khoát cho một vấn đề đơn giản như “Tối nay ăn gì?”, thì hẳn là bạn sẽ liên tục thiếu quyết đoán, trì hoãn và lãng phí nhiều thời gian trong vô vàn vấn đề hàng ngày khác như: “Tôi nên mặc gì để đi dự tiệc? Tôi nên để kiểu tóc gì? Tôi nên đi đường nào đến điểm hẹn?”…

Một khi đã phân vân với những vấn để nhỏ nhặt, không có gì đáng ngạc nhiên nếu người thiếu quyết đoán gần như “tê liệt” với những vấn đề quan trọng trong cuộc sống như sự nghiệp, tình yêu, hôn nhân, các mối quan hệ gia đình và xã hội. Các nhà khoa học đã xác nhận tính cách thiếu quyết đoán có thể dẫn đến nhiều hệ lụy, kìm hãm chúng ta trên con đường chinh phục thành công sự nghiệp lẫn hạnh phúc cá nhân. Sự thiếu quyết đoán giống như bị mắc kẹt trong vũng bùn, đến nỗi nhà tâm lý học nổi tiếng William James từng thốt lên rằng: “Kẻ bất hạnh nhất thế gian chính là người không thể tự mình quyết định được việc gì.

Tính thiếu quyết đoán trở nên nghiêm trọng khi nó kéo dài. Bạn cần thời gian để đưa ra quyết định, nhưng cụ thể là bao lâu? Đừng quên rằng quá lâu sẽ đồng nghĩa với muộn màng: Bạn sẽ đánh mất một cơ hội quý giá, hoặc bạn sẽ lỡ mất thứ gì đó mình hằng mơ ước…

Hãy nhớ, sẽ có những trường hợp, sự trì hoãn của bạn cũng đồng nghĩa với một quyết định: Bạn vừa vô tình nhường quyền lựa chọn cho những người khác nhanh chân và quyết đoán hơn bạn, và họ tóm lấy cơ hội hoặc quyền lợi lẽ ra thuộc về bạn!

Ngoài ra, tính thiếu quyết đoán không chỉ khiến chúng ta lãng phí thời gian và kém hiệu quả trong nhiều việc, mà nó còn là nguồn cơn của nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần như trầm cảm, lo âu, bồn chồn kéo dài,…

Kẻ bất hạnh nhất thế gian chính là người không thể tự mình quyết định được việc gì.
— William James

 Vì sao chúng ta thiếu quyết đoán?

Theo các nhà tâm lý học, sự thiếu quyết đoán xuất phát từ nhiều nguyên nhân đa dạng khác nhau. Tác nhân khiến bạn thiếu quyết đoán không hẳn là tác nhân gây thiếu quyết đoán ở người khác. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất khiến chúng ta phân vân hoặc lúng túng trong việc đưa ra quyết định:

  • Bạn muốn làm hài lòng tất cả mọi người: Bạn mong muốn trở thành “hoa hậu thân thiện”, không muốn làm mất lòng ai. Bạn tin rằng nếu mình tỏ ra nhún nhường và để người khác làm theo ý họ, họ sẽ thích bạn hơn. Tuy nhiên về lâu dài, lối sống phụ thuộc vào quyết định của người khác sẽ khiến bạn mai một khả năng tự ra quyết định cho chính mình, lãng quên những mong muốn và sở thích riêng của bản thân, và đánh mất dần khả năng làm chủ cuộc sống của mình.
  • Bạn từng ra quyết định sai lầm trong quá khứ: Ký ức này vẫn còn ám ảnh bạn, khiến bạn không dám tin vào những nhận định và niềm tin của chính mình.
  • Thế giới ngày nay có quá nhiều sự lựa chọn: Mỗi khi phải suy nghĩ nên ăn món gì cho bữa tối, nên đi chơi đâu vào ngày nghỉ, hoặc nên mua một chiếc áo khoác như thế nào, chúng ta bị “dội bom” bởi hàng tá sự lựa chọn tiềm năng. Việc phải động não chọn ra phương án tốt nhất trong số đó khiến chúng ta cảm thấy quá tải, mệt mỏi và không muốn thực hiện.
  • Bạn quá cầu toàn: Bạn mong muốn chọn được phương án hoàn hảo về mọi mặt, không muốn lỡ mất thứ gì, trong khi trên đời không có thứ gì hoàn hảo hay tuyệt đối.
  • sach-tet-mua-sach-hay

 

Khắc phục tính thiếu quyết đoán

Ra quyết định có thể là một việc khó khăn với nhiều người trong chúng ta, nhưng cũng như bao kỹ năng khác, nó là điều chúng ta hoàn toàn có thể rèn luyện và cải thiện được.

Theo chuyên gia tư vấn kỹ năng sống Brett Blumenthal, sau đây là 6 bước giúp bạn trau dồi kỹ năng ra quyết định để thành công và hạnh phúc hơn trong cuộc sống của mình:

  1. “Biết mình biết người”: Thấu hiểu bản thân, thấu hiểu những giá trị mình theo đuổi chính là nền tảng của sự quyết đoán. Điều này giúp bạn dễ dàng đưa ra được những lựa chọn và quyết định hợp lý, bởi bạn biết rõ những mối quan tâm, mong muốn và sở thích của bản thân mình. Mỗi khi đối mặt với tình huống cần phải lựa chọn, sự “biết mình biết người” sẽ giúp bạn mường tượng được những lựa chọn hoặc phương án trong đầu, so sánh, ưu tiên và chọn ra được những phương án gắn liền với những giá trị quan trọng đối với bản thân.
  2. Tin tưởng bản thân: Trong nhiều trường hợp, tình trạng thiếu quyết đoán là hệ quả của sự thiếu tự tin. Để ra quyết định và hành động hiệu quả, chúng ta cần tin vào trực giác, tin vào bản thân mình. Hãy luôn nhắc nhở bản thân rằng mỗi người chúng ta đều có quyền năng làm chủ cuộc đời mình; vì vậy, không ai khác có thể đưa ra quyết định cho chúng ta tốt hơn chính chúng ta.
  3. Điều chỉnh tính cầu toàn của bản thân: Cầu toàn có thể là một đức tính tốt, nhưng trong nhiều trường hợp khác, nó là nguồn cơn của sự trì hoãn và thiếu quyết đoán. Hãy nhớ, trên đời không có phương án nào là tuyệt đối “đúng”, “sai”, “tốt”, hay “xấu”. Tất cả các lựa chọn đều có ý nghĩa nhất định với bạn. Nếu bạn không dám lựa chọn, bạn không gặt hái hay học hỏi được gì. Nhưng nếu bạn lựa chọn, bạn sẽ được tiếp nhận những quyền lợi gắn liền với lựa chọn đó. Dù lựa chọn đó hay dở thế nào, bạn có thể tự hào rằng mình vừa tiến về phía trước, không dặm chân tại chỗ hay tụt hậu như những người trì hoãn. Lựa chọn đó vừa giúp bạn thấu hiểu bản thân mình hơn, và ngộ ra nhiều kinh nghiệm và bài học bổ ích cho tương lai.
  4. Lựa chọn vì mình: Nhiều người gặp khó khăn trong việc ra quyết định vì quá lo lắng về những gì người khác nghĩ về mình, lo sợ những quyết định của mình bị đám đông phán xét. Chẳng hạn, khi bạn chọn một nghề nghiệp nào đó chỉ vì đám đông đang tung hê nó, vì nó đang được xã hội xem là “thời thượng”, chứ bạn thật lòng chẳng yêu thích nó, bạn đang ra quyết định dựa trên những gì người khác nghĩ chứ không dựa trên những mong muốn của chính bạn. Hãy chắc chắn rằng những quyết định của bạn phản ánh những mối quan tâm của cá nhân bạn, những giá trị bạn theo đuổi hoặc quan trọng với bạn.
  5. Nhìn nhận vấn đề một cách khách quan: Mặc dù chúng ta cần lựa chọn và ra quyết định trên cơ sở những nhu cầu và mục tiêu của bản thân, việc lắng nghe, tiếp thu ý kiến hoặc lời khuyên của một vài người bạn tin tưởng không bao giờ là thừa. Đó có thể là một người thầy, một người đàn anh hoặc đàn chị bạn ngưỡng mộ, hoặc một người bạn thân – những mối quan hệ đáng tin cậy, hiểu bạn và ủng hộ những ước mơ của bạn. Họ có thể chia sẻ cho bạn nhiều thông tin bổ ích xoay quanh những lựa chọn bạn đang quan tâm, hoặc giúp bạn có cái nhìn toàn diện và đúng đắn hơn về chúng để bạn có thể đưa ra được quyết định tối ưu.
  6. Chuyển hóa những thách thức thành Cơ Hội Thành Công: Trong nhiều trường hợp, chúng ta sợ ra quyết định vì mỗi phương án đều có những khó khăn thử thách riêng, đều có những cái giá chúng ta phải trả để đạt được điều mình muốn. Hãy chuyển hóa những khó khăn ấy thành cơ hội tiến bước. Chẳng hạn, nếu bạn e ngại quyết định thay đổi công việc vì mình chưa đáp ứng đầy đủ các kỹ năng cần thiết của công việc mới mà mình hướng đến, hãy xem đây là cơ hội giá trị để được học hỏi và rèn luyện những kỹ năng mới. Những kỹ năng này không chỉ giúp bạn tự tin tiếp nhận công việc mới, mà về lâu dài, chúng còn có thể là hành trang thiết thực để bạn hoàn thiện bản thân, chinh phục những mục tiêu mới và tiến xa hơn trên con đường mình đã chọn.

(Tổng hợp từ Internet)

mua-sach-hay

MUA SÁCH HAY TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU!

mua-sach-hay-2018

Vài kỹ năng giúp Bạn có được những Mối Quan Hệ Lành Mạnh
và Những Người Bạn Đích Thực.

Mỗi người chúng ta sẽ có những định nghĩa và kỳ vọng khác nhau về các mối quan hệ trong cuộc sống. Tuy vậy, không cần biết chúng ta khác biệt thế nào, mọi mối quan hệ tốt đẹp và lành mạnh đều sẽ tuân thủ một số những nguyên tắc bất biến, và việc phân biệt chúng với những mối quan hệ tồi là chìa khóa quan trọng giúp chúng ta tìm thấy hạnh phúc và sự viên mãn trong cuộc sống.

Nhận diện một mối quan hệ KHÔNG lành mạnh:

Mọi mối quan hệ không lành mạnh được xây dựng trên nền tảng quyền lực và sự kiểm soát lẫn nhau. Giữa hai bên không có sự công bằng, càng không có sự tôn trọng dành cho nhau.

Trong giai đoạn đầu của những mối quan hệ có tính chất lợi dụng, chúng ta sẽ có xu hướng dễ dàng cho qua những hành vi tiêu cực của đối phương vì nghĩ rằng chúng không phải là vấn đề lớn, thậm chí vài người trong chúng ta cố gắng trấn an bản thân mình rằng “Từ từ mọi việc sẽ ổn” hoặc “Dần dà họ sẽ hiểu mình”… Thật không may, theo thời gian bạn sẽ nhận ra rằng những hành vi tiêu cực đó – chẳng hạn như lăng mạ, sỉ nhục, lạnh nhạt, cô lập, đố kỵ, ghen tuông vô cớ, lải nhải, nói xấu sau lưng, vu khống, giật tóc, nóng nảy, thói chiếm hữu và côn đồ – không hề có dấu hiệu dừng lại bất chấp mọi nỗ lực cải thiện của bạn. Đối phương sử dụng những hành vi đó để chứng tỏ quyền lực, thị uy và thao túng bạn theo cách họ muốn.

Hãy nhớ, mọi hành vi bạo hành kể trên – cả về mặt thể xác lẫn tinh thần – là sự lựa chọn. Đối phương là những con người có trình độ văn hóa nhất định, tức là họ có quyền không thực hiện những hành vi đó. Một khi họ đã làm, nghĩa là họ làm tổn thương bạn một cách có chủ ý. Đừng viện bất kỳ lý do hay hoàn cảnh đặc biệt nào để bao biện cho họ. Bạn xứng đáng được tôn trọng, và mọi hành vi lợi dụng và bạo hành đều không thể dung thứ.

Nếu bạn vẫn còn trông chờ đối phương sẽ thay đổi vì mình, hãy khắc cốt ghi tâm rằng:

Một người chịu thay đổi khi và chỉ khi chính họ muốn thế. Bạn không bao giờ có thể thay đổi các hành vi của đối phương một khi họ vẫn còn tin rằng họ không sai.

Hãy yêu thương bản thân mình. Bạn đã chăm sóc bản thân mình đủ tốt? Bạn có đang công bằng với bản thân mình khi chịu đựng một mối quan hệ như thế?

Sức khỏe và sự an toàn của chính bạn chính là điều quan trọng nhất lúc này. Nếu bạn cảm thấy rằng mối quan hệ đang hút cạn niềm vui và sức sống của mình, hãy xem xét việc chấm dứt nó.

Hãy nhớ, bạn xứng đáng được Hạnh Phúc và An Toàn trong mọi mối quan hệ của mình.”

— Lời khuyên từ Bộ Y Tế và Dịch Vụ Cộng Đồng Hoa Kỳ.

Kỹ năng xây dựng và củng cố những mối quan hệ lành mạnh - ThS. Phan Nguyễn Khánh Đan

Thế nào là một mối quan hệ lành mạnh?

Một mối quan hệ lành mạnh được xây dựng trên cơ sở sự giao tiếp Cởi Mở, Chân Thật và An Toàn giữa hai bên. Bước đầu tiên để hai con người có một mối quan hệ tốt đẹp chính là hiểu nhau: thấu hiểu những nhu cầu và sự trông đợi của nhau. Việc có cùng chí hướng là một yêu cầu quan trọng của mội mối quan hệ tốt đẹp và bền vững.

Để đạt được điều đó, hai bên cần thường xuyên trò chuyện với nhau. Sau đây là một vài đề xuất giúp bạn và đối phương kiến tạo và duy trì một mối quan hệ lành mạnh:

  • Thẳng thắn với nhau: Trong một mối quan hệ lành mạnh, nếu một trong hai bên có điều gì không hài lòng, họ có thể thẳng thắn chia sẻ với người kia thay vì kìm nén trong lòng, và cả hai bên trao đổi với nhau một cách tích cực và nghiêm túc.
  • Tôn trọng lẫn nhau: Những mong muốn và cảm nhận của bạn được xem trọng; những mong muốn và cảm nhận của người kia cũng thế. Cho đối phương thấy bạn yêu thương và quan tâm đến họ vì chính con người thật của họ. Sự tôn trọng là cốt lõi của tình bạn, tình yêu cũng như mọi mối quan hệ yêu thương lẫn nhau của con người.
  • Thỏa hiệp: Những sự khác biệt và bất đồng là điều khó tránh khỏi trong mọi mối quan hệ. Điều quan trọng là dung hòa những bất đồng này bằng những biện pháp tích cực và tốt đẹp cho cả hai bên. Nếu mâu thuẫn xảy ra, hãy giải quyết trên tinh thần công bằng và lý trí.
  • Hỗ trợ nhau: Ủng hộ và khuyến khích những ước mơ và mong muốn của đối phương. Để họ biết rằng bạn sẵn sàng có mặt và giúp đỡ họ những khi họ cần. Trong một mối quan hệ lành mạnh, hai bên là đôi bạn cùng tiến (chứ không phải cùng lùi).
  • Tôn trọng sự riêng tư của nhau: Một mối quan hệ lành mạnh không đồng nghĩa với việc bạn phải cởi mở và chia sẻ tất tần tật mọi thứ của mình với đối phương. Mỗi người chúng ta đều cần có không gian riêng để thư giãn và được là chính mình, có những sở thích và mối quan tâm giữ riêng cho mình. Mối quan hệ cũng như con người, cần khoảng trống để “thở”. Đó chính là lý do vì sao mỗi người chúng ta cần học cách “Thiết lập những giới hạn lành mạnh” – được trình bày tiếp sau đây.

Thiết lập những giới hạn lành mạnh

Chủ động thiết lập giới hạn là việc làm cần thiết để duy trì một mối quan hệ tốt đẹp một cách dài lâu và vững mạnh. Làm được điều này, chúng ta có cơ hội thấu hiểu hơn loại mối quan hệ mà mình và đối phương thực sự cần.

Đừng nhầm lẫn những giới hạn lành mạnh với hành động phân ranh “nước sông không phạm nước giếng” để dằn mặt nhau trong các mối quan hệ tồi. Việc thiết lập giới hạn ở đây cũng không đồng nghĩa với việc chúng ta thủ riêng hoặc giấu giếm bạn đời. Đây chỉ đơn giản là việc phân định đâu là những giới hạn giúp bạn cảm thấy an toàn trong mối quan hệ, và đâu là những điều bạn không mong muốn xảy ra với mối quan hệ của mình.

Hãy nhớ, không cần biết bạn và đối phương thân thiết đến mức nào – bao gồm cả quan hệ vợ chồng hay gia đình, hãy đảm bảo rằng mỗi bên vẫn luôn có quyền:

  • Đi chơi với bạn bè của mình mà không có người kia bên cạnh;
  • Tham gia những hoạt động hoặc sở thích mà cá nhân bạn quan tâm;
  • Không phải chia sẻ password các tài khoản email, tài khoản mạng xã hội hoặc tài khoản điện thoại của mình cho người kia nếu mình không muốn.
  • Tôn trọng những sở thích, nhu cầu và không gian riêng tư của người kia.

Năm mới sắp đến, năm cũ rồi sẽ trôi vào dĩ vãng. Dũng cảm buông bỏ những chuyện không vui cùng những mối quan hệ không còn xứng đáng chính là điều tốt nhất chúng ta có thể làm cho chính bản thân mình để tìm thấy hạnh phúc và những cơ hội mới tốt đẹp hơn!

(Nguồn tham khảo: LoveIsRespect và Bộ Y Tế và Dịch Vụ Cộng Đồng Hoa Kỳ)
mua-sach-hay

MUA SÁCH HAY TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU!

lam-the-nao-de-moi-nguoi-ne-trong-mua-sach-hay

LÀM THẾ NÀO để được mọi người Nể Trọng?

7 thói quen giúp Bạn được mọi người nể trọng và ngưỡng mộ - ThS. Phan Nguyễn Khánh Đan

7 thói quen giúp chúng ta đạt được mọi điều mình mơ ước.

Kể từ khi tôi bắt đầu viết những bài blog đầu tiên chia sẻ những kinh nghiệm khởi nghiệp của mình, một trong những câu hỏi được rất nhiều độc giả gửi đến tôi chính là:

Làm thế nào để được mọi người ngưỡng mộ?

hoặc

Sống sao cho người khác nể mình, để họ không xem thường mình?

Ngày hôm nay, tôi chia sẻ bài viết này – được tôi tổng hợp từ nhiều tư liệu trong sách vở, Internet và kinh nghiệm của chính mình – để giúp các anh chị và các bạn độc giả tìm thấy câu trả lời phù hợp nhất với mình cho vấn đề trên…

Từ năm 2013 đến nay, tôi đã cho ra đời nhiều bài viết blog và tác phẩm dịch bàn về khái niệm “Tôn trọng”. Như mọi người đã biết, sự tôn trọng không phải tự nhiên mà có:

Sự tôn trọng chưa bao giờ miễn phí; bạn phải nỗ lực để có được nó.”

— Chin-Ning Chu

Thực tế cho thấy hầu hết những cá nhân xuất chúng, những người được nể trọng trong xã hội kỳ thực chẳng quá quan tâm đến việc người khác nghĩ gì về mình và có tôn trọng mình hay không. Họ lặng lẽ làm tốt việc của mình và tạo nên những thành tựu khiến cộng đồng nể phục.

Không có sự tôn trọng, chúng ta khó lòng làm được chuyện gì trên đời. Những người được chọn vào vị trí lãnh đạo một công ty, đội trưởng của một hội nhóm hoặc những vĩ nhân kiệt xuất đều là những cá nhân được nể trọng trong tập thể hoặc xã hội. Hãy nỗ lực rèn luyện bản thân mình trở thành một người được tôn trọng – điều này sẽ giúp bạn gặt hái được gần như mọi điều mình muốn trong cuộc sống.

Sau đây là 7 thói quen mà những người được nể trọng thường xuyên thực hiện một cách tự nhiên và thuần thục – và chính những thói quen này đã góp công lớn trong việc làm nên thương hiệu cá nhân và sự thành đạt của họ:

  1. Người được nể trọng hiểu rõ giá trị của lời hứa.

“Người được nể trọng KHÔNG thất hứa!”

Ở phương Đông, khái niệm này còn được gọi là “Tín”.

Người được nể trọng luôn biết giữ trọn chữ “Tín”. Họ không dễ dàng hứa hẹn điều gì với ai. Nhưng một khi đã hứa, họ sẽ thực hiện lời hứa đến nơi đến chốn.

Và thất hứa chính là cách dễ nhất để đánh mất sự tôn trọng. Không ngạc nhiên khi phần đông những người thất bại là những kẻ mà lời nói của họ không đi đôi với hành động của họ. Nếu bạn muốn gia nhập lực lượng những người thành đạt được xã hội nể trọng, thất hứa là hành vi không thể chấp nhận được – bất kể lời hứa đó nhỏ nhặt hay lớn lao.

Một lần bất tín, vạn lần bất tin” – Người khác có thể tha thứ nếu chúng ta thất hứa một lần, hai lần; nhưng đến lần thứ ba, người ta sẽ bắt đầu đặt ra nghi vấn rằng chúng ta giả dối và không đáng tin cậy. Và thế là các mối quan hệ của chúng ta rạn nứt dần kể từ đó.

Do vậy, nếu bạn muốn được người khác tôn trọng, trước hết hãy rèn luyện thói quen nói-thì-phải-giữ-lời: Lời nói phải đi đôi với hành động. Khi mọi người nhận ra rằng bạn là người tử tế và đáng tin cậy, sự tôn trọng tất yếu sẽ đến.

  1. Người được nể trọng sống thật với chính mình.

Hãy tôn trọng bản thân mình. Nếu bạn không tôn trọng chính mình, chẳng ai khác tôn trọng bạn.

Đừng đòi hỏi ông trời hay người khác phải có nghĩa vụ đánh giá bạn một cách công bằng. Chính bạn phải là người làm việc đó.”

— trích sách “Khoa học khởi nghiệp”, tác giả Nathaniel C. Fowler Jr., dịch giả ThS. Phan Nguyễn Khánh Đan

Hãy quan sát những người được nể trọng: Họ sở hữu phẩm chất và cá tính riêng, nhưng quan trọng hơn hết thảy, họ biết yêu thương và tôn trọng chính mình, không để những lời xì xầm bàn tán của người khác làm ảnh hưởng đến những nguyên tắc sống của bản thân mình.

Người được nể trọng biết rõ họ không hoàn hảo, nhưng không vì thế mà họ tự ti hay nhụt chí. Thay vào đó, họ khiêm tốn, biết mình biết người. Đây chính là lý do vì sao lãnh đạo thường là những cá nhân được nể trọng – chẳng ai muốn phụng sự cho một người sếp rụt rè, thiếu tự tin và không biết mình muốn gì.  Hầu hết những người được nể trọng đều làm chủ cuộc sống của chính mình, bình thản chấp nhận những thiếu sót của bản thân và chịu trách nhiệm cho mọi quyết định của đời mình.

  1. Người được nể trọng hiểu rõ “Luật hấp dẫn”.

Người được nể trọng biết dứt khoát nói KHÔNG 
với những kẻ không xứng đáng với năng lực và sự phục vụ của họ.

Hầu hết những người được nể trọng đều có ít nhất một tài năng hoặc phẩm chất nổi trội nào đó, và họ biết cách thể hiện khả năng của mình đúng mực, đảm bảo chia sẻ lợi ích cho những người xung quanh mình. Họ thừa biết rằng mình càng giấu giếm thủ riêng thì càng mất lòng tập thể. Do vậy, họ không ngại việc chia sẻ tri thức, phục vụ cộng đồng và dẫn dắt đội nhóm của mình cùng tiến bộ với mình.

Tuy vậy, người được nể trọng cũng đồng thời hiểu rõ “Luật hấp dẫn”: Họ sẽ không lãng phí thời gian và công sức bên những mối quan hệ tiêu cực – những kẻ ghen ghét, đố kỵ, trù dập người khác thay vì nỗ lực học hỏi để tiến bộ. 100% những người thành công biết rõ rằng mình càng dây dưa thỏa hiệp với những mối quan hệ tiêu cực, mình sẽ càng bị những kẻ đó núm níu và kéo xuống vũng bùn của sự trì trệ.

Do vậy, nếu bạn muốn được người khác nể trọng, hãy học cách nói “Không”!

Kỹ năng sống - Làm thế nào để được mọi người yêu quý? - ThS. Phan Nguyễn Khánh Đan

  1. Không đổ thừa!

Hoặc anh giải quyết vấn đề, hoặc anh chính-là vấn đề.”

Hầu hết những kẻ thất bại lãng phí phần lớn thời gian của cuộc đời mình để đổ thừa hoàn cảnh hoặc đổ lỗi cho người khác vì những sự không may của chính mình. Mỗi khi gặp phải vấn đề khó khăn, những tập thể thất bại thường hùa nhau chơi trò chơi quyền lực: tìm kiếm một cá nhân nào đó để đổ hết mọi tội lỗi, trốn tránh trách nhiệm thay vì đối diện với sự thật và tập trung giải quyết phần cốt lõi của vấn đề. Vì cách phản ứng rối rắm này, vấn đề khó khăn không những không được giải quyết mà còn phát sinh trầm trọng hơn, khiến những kẻ thất bại luôn rơi vào tình cảnh “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa” trong suốt cuộc đời mình, mãi mãi chẳng bao giờ có được sự tôn trọng từ những người khác.

Trong khi đó, người được nể trọng tập trung phân tích vấn đề, tìm ra căn nguyên của nó để giải quyết vấn đề triệt để. Phẩm chất này giúp họ làm mọi việc hiệu quả hơn những người khác; do vậy, thành công và sự ngưỡng mộ đến với họ như một lẽ tất yếu.

  1. Người được nể trọng luôn biết Lắng Nghe.

Lắng nghe là một quy trình học hỏi cầu tiến chứ không phải là một sự thụ động như nhiều người thường lầm tưởng. Người được nể trọng thấu hiểu lợi ích của kỹ năng lắng nghe – họ tận dụng nó một cách triệt để để học hỏi từ người khác và lĩnh hội tri thức mới.

Để được mọi người nể trọng, hãy tập thói quen suy nghĩ thận trọng trước khi nói. Đừng giành nói với người đối diện – chẳng ai thích thú với những kẻ luôn miệng “ba hoa chích chòe” về bản thân. Thay vì nói về mình, hãy đặt câu hỏi một cách chân thành để khuyến khích người đối diện kể bạn nghe về họ. Khi đó, bạn không chỉ được lĩnh hội những kiến thức hoặc những thông tin bổ ích từ người khác, mà bạn còn được họ yêu quý và nể trọng hơn – vì sự lắng nghe của bạn khiến họ cảm thấy được quan tâm chia sẻ.

  1. Trân trọng thành công của người khác

Người được nể trọng không chỉ biết lắng nghe, mà họ còn biết trân trọng và chúc mừng thành công của người khác. Trong khi kẻ thất bại chỉ biết phản hồi sự thành công của người khác bằng thái độ ganh ghét hoặc đố kỵ, người được nể trọng hiểu rõ rằng mọi thành tựu của con người đều xứng đáng được ca ngợi và trân trọng như nhau. Đây là một hệ quả của “Luật hấp dẫn”:

Điều bạn cho đi chính là điều bạn sẽ được nhận lại.”

Nếu bạn ganh ghét với sự thành công, thành công sẽ chẳng bao giờ mỉm cười với bạn.

Nếu bạn muốn được tôn trọng, trước nhất hãy biết tôn trọng người khác.

Nếu bạn muốn những gì mình làm được mọi người công nhận, hãy trân quý và chúc mừng thành công của người khác một cách thành tâm.

Hãy nhớ:

Dù bạn là ai hay có xuất thân thế nào, hãy tự hào về bản thân mình, tự hào về những gì mình đang có. Nhưng đồng thời, hãy biết kiêu hãnh đúng chỗ: tôn trọng và yêu thương bản thân mình, thật lòng trân trọng những giá trị tốt đẹp của bản thân VÀ cả người khác – bất kể những giá trị đó là sự thành công về mặt vật chất (như sự dư dả tiền bạc hay của cải) hay những giá trị phi vật chất (như nhân phẩm và cái đẹp).”

— trích sách “Khoa học khởi nghiệp” của tác giả Nathaniel C. Fowler, dịch giả ThS. Phan Nguyễn Khánh Đan.

  1. Người được nể trọng luôn biết Đủ:

Nhờ biết Đủ, người được nể trọng không sập bẫy lòng tham, không bị cuốn vào vòng xoáy đua chen của số đông.

Phần lớn những nỗi bất hạnh của con người xuất phát từ việc họ không bao giờ biết Đủ: Bao nhiêu tiền và tài sản cũng không thấy đủ, bao nhiêu sự giải trí cũng vẫn không thấy hài lòng, thế là họ tiếp tục cạnh tranh và bon chen không ngừng nghỉ. Vì không biết đủ, nên những người này luôn cảm thấy bất hạnh và tiếc nuối trong phần lớn cuộc đời mình – họ chỉ nhận ra giá trị của hạnh phúc khi sau khi đã đánh mất nó.

Trong khi đó, người được nể trọng biết trân trọng hiện tại, trân trọng những gì mình đang có. Cuộc sống sẽ có lúc thăng lúc trầm – người được nể trọng thấm nhuần điều này. Họ chấp nhận thực tế đó, tìm thấy niềm vui và Hạnh Phúc trong từng khoảnh khắc của cuộc sống.

Người được nể trọng yêu cuộc sống –
yêu cả những khoảnh khắc ngọt bùi lẫn đắng cay của nó.”

mua-sach-hay

MUA SÁCH HAY TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU!

mua-sach-hay

KỸ NĂNG LÀM CHỦ CẢM XÚC THẤT VỌNG, CHÁN NẢN

Thất vọng, chán nản cũng nằm trong số những cảm xúc tiêu cực thường gặp ở dân văn phòng và gây tác động rõ ràng đến hiệu quả công việc. Khi bạn cảm thấy thất vọng, bạn gần như không còn hứng thú làm việc, suy sụp tinh thần, và không muốn tiếp tục đối mặt với rủi ro. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn đang tự hạn chế khả năng thành công của chính mình.

mua-sach-hay

Khi bị rơi vào trạng thái thất vọng hoặc chán nản, bạn hãy:

  • Xem xét lại tư duy của bản thân – Hãy chấp nhận một thực tế rằng mọi việc không phải lúc nào cũng diễn ra theo cách mà ta muốn. Cuộc sống không phải là một con đường trải nhựa phẳng lì mà luôn rải đầy núi non gập ghềnh. Tuy nhiên, chính núi non gập ghềnh lại là những yếu tố làm cho cảnh quan trở nên sinh động, cũng như khó khăn thử thách làm cho cuộc sống chúng ta thực sự thú vị, giúp chúng ta khui rèn bản lĩnh.
  • Điều chỉnh lại mục tiêu – Nếu bạn thất vọng vì không đạt được một mục tiêu đã đề ra, điều đó không có nghĩa là mọi chuyện đều bất khả thi. Cứ giữ lấy mục tiêu, nhưng hãy điều chỉnh nó cho phù hợp với hoàn cảnh mới.
  • Viết ra những suy nghĩ của bản thân – Ghi ra cụ thể những thứ gì đã khiến bạn cảm thấy chán nản. Một đồng nghiệp khó ưa? Hay công việc quá nhàm chán hoặc quá nặng nhọc? Một khi bạn đã tìm ra nguyên nhân, hãy dùng phương pháp vận dụng trí não (brainstorming) để giải quyết hoặc xử trí vấn đề. Cần nhớ rằng bạn luôn có quyền quyết định hoàn cảnh của mình, vấn đề là bạn có hành động hay không thôi.
  • Mỉm cười! – Bạn có thể không tin, nhưng khoa học đã chứng minh rằng một nụ cười – hoặc thậm chí một cái nhăn mặt – có thể giúp bạn cảm thấy khá hơn. Cứ thử đi, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên!

mua-sach-hay

MUA SÁCH HAY TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU!

bua-an-mien-phi-mua-sach-hay

NGƯỜI NÀO khao khát đạt được mọi điều mình muốn mà không phải tốn công sức hay bỏ ra bất kỳ thứ gì đích thị là kẻ ngu ngốc và bất hạnh nhất thế giới.

“Vũ trụ vận hành theo luật nhân quả: Kết quả thế nào phụ thuộc vào cái nhân được gieo. Nếu bạn thấy rằng mình đang đạt được một thứ gì đó hay một quyền lợi nào đó mà chẳng phải bỏ ra công sức gì, tôi xin bảo đảm với bạn rằng: Điều mà bạn vừa gặt được có giá trị chỉ tương đương những gì bạn bỏ ra – tức giá trị bằng không.

Không có lửa, sao có khói?

Mọi sự vật có giá trị trên đời đều là những kết quả được làm ra bởi một hay vài người nào đó, thông qua một nỗ lực nhất định ở một nơi chốn nhất định. Kể cả khi bạn vừa lấy được thứ gì đó mà không phải trả tiền hoặc đánh đổi bằng một thứ gì khác, đó hẳn là hàng ăn cắp. Ngay cả bản thân món đồ lấy cắp đó cũng không hề miễn phí, bởi bạn vừa thực hiện một nỗ lực để có được nó – tức hành động ăn cắp. Và nguy cơ bạn có thể bị phát hiện hoặc bị cảnh sát tống vào tù vì tội trộm cắp tài sản chính là cái giá bạn phải trả cho hành động đó.

Hơn phân nửa dân số thế giới đã và đang ngấm ngầm nỗ lực làm sao để được lợi càng nhiều càng tốt mà không phải đánh đổi, muốn giàu mà không phải lao động, muốn gặt hái kết quả mà không phải bỏ ra công sức.

Tham thì thâm.” Đừng bao giờ ráng sức vơ lấy nhiều quyền lợi hơn những gì mình đáng được hưởng. Chúng ta chỉ được phép hưởng những quyền lợi giá trị khi và chỉ khi chúng ta chứng minh được rằng mình xứng đáng hơn những quyền lợi đó.

Nếu bạn đang làm một công việc với mức lương mười đô-la một tuần, và cấp trên đề bạt bạn lên một vị trí cao hơn với mười lăm đô-la một tuần. Để duy trì được vị trí mới hậu hĩnh hơn này, bạn không còn cách nào khác là phải hoàn thành tốt nhiệm vụ mới được giao phó có giá trị tương đương mức lương mười lăm đô-la một tuần đó. Một quyết định đề bạt không đúng chỗ sẽ gây hại cho người được đề bạt hơn nhiều so với việc cứ để mặc anh ta ở vị trí cũ. Bạn sẽ trưởng thành hơn và có nhiều cơ hội thành công hơn nếu bạn nhận mười đô-la nhưng nỗ lực làm việc chăm chỉ để mang lại giá trị lớn hơn mười đô-la, hơn là ngồi ở vị trí mười lăm đô-la nhưng lại không mang lại được giá trị tương đương con số đó.

Sự hồi đáp – hay còn được chúng ta gọi một cách dễ hiểu là quy luật “có qua có lại” – chính là nguyên tắc vận hành cơ bản của cuộc sống và thương trường. Nếu không có quy luật này, không một thứ gì có thể tồn tại lâu dài hay mãi mãi…

Một kẻ lừa đảo và làm ăn gian trá không bao giờ có thể sống lâu trên thương trường. Anh ta không bao giờ thành công được; có chăng, thành công của anh ta xuất hiện một cách ngắn ngủi như vòng đời của một con thiêu thân. Lý do là bởi với sự gian trá của mình, anh ta không bao giờ có thể xây dựng được một uy tín đủ mạnh và đáng tin cậy để có thể ngồi trên bàn đàm phán với những thương gia khác. Kể cả khi so sánh anh ta với giới trộm cắp và lừa đảo chuyên nghiệp trong thế giới ngầm, anh ta vẫn là một kẻ thất bại không hơn không kém.

“Tham thì thâm.” Đừng bao giờ ráng sức vơ lấy nhiều quyền lợi hơn những gì mình đáng được hưởng. Chúng ta chỉ được phép hưởng những quyền lợi giá trị khi và chỉ khi chúng ta chứng minh được rằng mình xứng đáng hơn những quyền lợi đó. Người bán hàng thành công luôn khắc cốt ghi tâm nguyên tắc này: Anh ta phải nỗ lực mang lại cho khách hàng một giá trị tương đương số tiền mà họ phải bỏ ra để mua sản phẩm. Nếu hai bên không nhận được lợi ích tương xứng, đó là một giao dịch mua bán thất bại và mối quan hệ giữa hai bên sẽ không tồn tại được lâu.

Hãy bán những gì bạn có với một cái giá phải chăng, dù đó là một sản phẩm để kinh doanh hay một năng lực nào đó của bạn để phát huy trong môi trường công sở.

Nếu bạn chỉ bán được chúng với cái giá thấp hơn những gì bạn xứng đáng, hãy xem lại kỹ năng bán hàng và tiếp thị bản thân của mình.

Còn nếu bạn “làm giá” cao hơn những gì mình có thể đảm đương trên thực tế, bạn chính là kẻ ngốc.

Dù chúng ta là ai hay làm nghề gì, dù chúng ta đang làm công hay kinh doanh tự do, mỗi người chúng ta đều có một tài năng, một giá trị nhất định hoặc có khả năng chia sẻ cho công chúng một tiện ích nhất định. Nếu bạn không biết cách tiếp thị bản thân mình, không biết cách truyền đạt năng lực và kinh nghiệm của mình đến với công chúng một cách tương xứng, bạn không thể thành công…

Tóm lại, trên đời này không có thứ gì miễn phí cả. Cách duy nhất để sở hữu một thứ gì đó mà không phải tốn tiền hay tốn công chính là ăn cắp, mà ngay cả món đồ ăn cắp cũng không hề miễn phí. Cái giá bạn sẽ phải trả cho nó nếu không phải là một sự trừng phạt đích đáng thì cũng là một sự nhục nhã ê chề vì hành vi trộm cắp hoặc lừa đảo của mình.

Nếu bạn kinh doanh hoặc bán hàng, đừng cố bán những gì mình không có. Đừng ra giá cao hơn những gì bạn có thể mang lại cho khách hàng của mình.

Một nguyên tắc đơn giản để thành công trong sự nghiệp: Hãy bán những gì bạn có với một cái giá phải chăng, dù đó là một sản phẩm để kinh doanh hay một năng lực nào đó của bạn để phát huy trong môi trường công sở. Nếu bạn chỉ bán được chúng với cái giá thấp hơn những gì bạn xứng đáng, hãy xem lại kỹ năng bán hàng và tiếp thị bản thân của mình. Còn nếu bạn “làm giá” cao hơn những gì mình có thể đảm đương trên thực tế, bạn chính là kẻ ngốc.”
mua-sach-hay

MUA SÁCH HAY TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU!

vespa-mua-sach-hay

LÀM THẾ NÀO để cân bằng giữa Sự Nghiệp và Cuộc Sống Cá Nhân?

Theo báo cáo quốc gia của Tổ chức nghiên cứu về Sự Nghiệp và Gia Đình (Canada) vào năm 2002, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống được định nghĩa là một tình trạng tích cực mà ở đó, con người có thể sắp xếp và quản lý thời gian của mình một cách hiệu quả để hoàn thành tốt nhiều trách nhiệm của bản thân trong công việc, trong gia đình và trong cộng đồng của mình. Theo các nhà khoa học, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống không phải là một “nhiệm vụ bất khả thi” như nhiều người trong chúng ta thường lầm tưởng, mà nó là một mục tiêu mà chúng ta hoàn toàn có thể đạt được. Mỗi người lại có một quan điểm và định mức khác nhau về việc thế nào là cân bằng, và cân bằng bao nhiêu là đủ. Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống giúp con người đảm bảo và hài hoà được các nhu cầu của bản thân về mặt sức khỏe, tinh thần, tình cảm, gia đình cùng các mối quan hệ ngoài xã hội, và bảo vệ bản thân khỏi các tác động tiêu cực từ stress và những biến cố không mong muốn.

vespa-mua-sach-hay

Trong khi đó, sự mất cân bằng – hay còn gọi là tình trạng xung đột giữa công việc và cuộc sống – xảy ra khi con người không thể chu toàn trách nhiệm của bản thân dù là trong công việc hay ngoài công việc, hoặc khi những trách nhiệm này trở nên quá tải, lấn át hay chồng chéo lẫn nhau. Tình trạng này trước nhất gây ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe tinh thần của con người, để rồi theo thời gian, một cuộc sống mất cân bằng và không được quản lý tốt khiến con người trở nên yếu ớt và dễ mắc phải những bệnh tật về mặt thể chất.


Tác hại của tình trạng mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Thống kê cho thấy hơn một phần tư dân số Hoa Kỳ thừa nhận mình bị “căng thẳng thần kinh tột độ” trong vấn đề cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Khảo sát mỗi năm ở Anh đều cho ra kết quả rằng cứ mười người đi làm thì có ba người trở thành nạn nhân của các chứng bệnh hoặc bất ổn về mặt tâm lý và tinh thần vì áp lực công việc. 13% dân số Anh làm việc hơn 49 giờ một tuần; trong khi đó, một công trình nghiên cứu vào năm 2008 của Kleppa và các cộng sự cùng nhiều nghiên cứu tương tự khác đã khẳng định rằng những người làm việc hơn 49 giờ/tuần có nguy cơ mắc phải các chứng rối loạn lo âu, căng thẳng thần kinh và trầm cảm nhiều hơn người bình thường.

Cụ thể, khảo sát của Quỹ tài trợ các dự án bảo vệ Sức Khỏe Tinh Thần của Anh Quốc cho thấy:

  • Một phần ba số người được khảo sát cảm thấy bất mãn vì việc theo đuổi sự nghiệp khiến họ phải hy sinh quá nhiều điều ý nghĩa khác trong cuộc sống của mình.
  • Hơn 40% số người đi làm được khảo sát thừa nhận rằng áp lực công việc khiến họ trở nên hờ hững hoặc bỏ mặc nhiều khía cạnh quan trọng khác của cuộc sống, và điều này về lâu dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe của họ.
  • Trong số những người đang làm việc hơn 40 giờ/tuần, hơn một phần tư (27%) trả lời rằng họ bị trầm cảm vì công việc, một phần ba (34%) kể rằng họ luôn cảm thấy bất an về cuộc sống mất cân bằng mà mình đang phải chịu đựng, và hơn phân nửa (58%) nói rằng họ căm ghét tình trạng hiện tại của bản thân.
  • Người nào làm việc càng nhiều giờ, người đó càng tiêu tốn nhiều thời gian ngoài công việc chỉ để lo nghĩ về nó, khiến họ hầu như không còn thời gian cho cuộc sống cá nhân. Số giờ làm việc càng tăng, con người càng cảm thấy bất hạnh và thất vọng về cuộc sống.
  • Số phụ nữ thừa nhận tình trạng căng thẳng do mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống nhiều hơn nam giới (42% so với 29%), nhiều khả năng do xung đột giữa sự nghiệp và áp lực từ thiên chức làm mẹ và trách nhiệm chăm sóc con cái.
  • Gần hai phần ba số người được khảo sát khẳng định rằng họ đã từng ít nhất một lần hứng chịu hậu quã rõ rệt từ sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Những hậu quả này bao gồm việc thiếu thời gian cho các hoạt động phát triển bản thân, thường xuyên mắc phải các chứng bệnh “lặt vặt” về thể chất lẫn tinh thần, các mối quan hệ xã hội nghèo nàn, cuộc sống gia đình nhàm chán hoặc thường xuyên xảy ra mâu thuẫn.

Tình trạng căng thẳng thần kinh do áp lực từ công việc và cuộc sống khiến chúng ta mất tập trung, thường xuyên cảm thấy âu lo, bất an, cáu bẳn, và dần dần hủy hoại các mối quan hệ của chúng ta. Nếu tình trạng này kéo dài, nó làm suy yếu hệ miễn dịch của con người, khiến chúng ta dễ mắc phải nhiều loại bệnh tật về mặt thể chất, từ các cơn đau đầu, đau lưng cho đến bệnh tim và nhiều căn bệnh mãn tính nghiêm trọng khác. Nhiều nghiên cứu gần đây khẳng định rằng tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài làm tăng gấp đôi nguy cơ trụy tim ở người.

Làm thế nào để hạnh phúc? - cân bằng giữa công việc và cuộc sống - ThS. Phan Nguyễn Khánh Đan

Giải pháp

Đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân là một điều hoàn toàn có thể làm được, và lợi ích chúng ta nhận được từ việc đó là vô giá. Khi người lao động có một cuộc sống cân bằng và hạnh phúc, họ sẽ làm việc hiệu quả hơn, có sức khỏe tốt hơn, biết chu toàn trách nhiệm của mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

Quỹ tài trợ các dự án bảo vệ Sức Khỏe Tinh Thần của Anh chia sẻ một vài đề xuất giúp chúng ta có được một cuộc sống cân bằng như sau:

  • Học cách tự chịu trách nhiệm cho cuộc sống và sự nghiệp của mình. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải mạnh dạn lên tiếng mỗi khi cảm thấy công việc của mình đang khiến mình phải hy sinh cuộc sống cá nhân một cách vượt quá giới hạn cho phép. Người lao động cần phải xác định áp lực công việc của mình đến từ đâu để có thể nhận diện vấn đề và giải quyết nó.
  • Đừng chỉ làm việc chăm chỉ, mà hãy làm việc thông minh. Để có thể làm việc hiệu quả mà không mất nhiều thời gian, bạn cần phải biết xác lập thứ tự cũng như mức độ ưu tiên cho từng mục tiêu và phần việc. Cho phép bản thân mình có đủ thời gian để hoàn thành mỗi mục tiêu hoặc phần việc, và tuân thủ thời gian biểu đó. Điều này sẽ giúp bạn cắt giảm được những hoạt động tiêu tốn thời gian nhưng không mang lại hiệu quả, chẳng hạn như những cuộc gặp gỡ và nói chuyện tuy kéo dài nhưng không giúp bạn và các đối tác hay đồng nghiệp của mình giải quyết được những vấn đề quan trọng nhất.
  • Cho phép bản thân mình được nghỉ ngơi trong cơ quan: Tận dụng khoảng thời gian nghỉ trưa để ăn uống đầy đủ, thư giãn hoặc rời khỏi văn phòng hít thở khí trời.
  • Xác định rõ giới hạn giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Chỉ nên mang việc công ty về nhà làm trong những trường hợp thực sự cần thiết. Mỗi khi phải mang việc về nhà làm, đảm bảo rằng bạn làm việc trong những không gian nhất định – chẳng hạn như phòng làm việc riêng và đóng cửa lại – để không ảnh hưởng đến không khí gia đình.
  • Hãy lưu ý bản thân mình rằng việc làm việc quá sức hoặc hy sinh cuộc sống cá nhân vì công việc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và các mối quan hệ của mình. Hãy tập cho bản thân mình thói quen thư giãn, vận động cơ thể, tham gia các hoạt động thể dục thể thao hoặc dành thời gian cho những sở thích cá nhân. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng ngay cả vài phút thư giãn đơn giản như nghe nhạc cũng có tác dụng giúp chúng ta hạ huyết áp và cân bằng nhiều hoạt động chuyển hóa trong cơ thể chúng ta. Hãy luôn tự nhắc nhở bản thân rằng việc dành thời gian cho những điều mình yêu thích cũng quan trọng và đáng đầu tư tương đương công việc hay sự nghiệp lâu dài; có như vậy, chúng ta mới có thể có được một cuộc sống thực sự hạnh phúc và trọn vẹn!

.

~ThS. PHAN NGUYỄN KHÁNH ĐAN

 mua-sach-hay
MUA SÁCH HAY TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU!

sách trực tuyến,sách hay,  mua sách hay, mua sách trực tuyến , sách dạy con ,sách kỹ năng sống , phát triển bản thân , sách hay tinh tuyển , harvard bốn rưỡi sáng

HARVARD, BỐN RƯỠI SÁNG

harvard-bon-ruoi-sang-mua-sach-hay

Đây là một bài văn đáng để cả tỉ người trên thế giới đọc đi đọc lại và cảm nhận một cách sâu sắc! Tôi đã đọc ít nhất 100 lần. Tôi tin rằng bạn càng đọc càng thu nhặt được nhiều điều lớn lao!

Người ta nói trong nhà ăn sinh viên của Harvard, rất khó để nghe được âm thanh nói chuyện, mỗi sinh viên đều mang theo pizza và nước ngọt, ai cũng đều vừa ăn vừa đọc sách hoặc là ghi chép. Rất hiếm thấy học sinh nào đó chỉ tập trung ăn mà không học, cũng rất ít thấy sinh viên nào vừa ăn vừa nói chuyện. Ở Harvard, phòng ăn không chỉ là nơi dùng cho việc ăn uống, nó còn là một thư viện. Bệnh viện Harvard cũng như thế, yên tĩnh đến nỗi có bao nhiêu người cũng như một, không ai không đọc sách hay ghi chép. Bệnh viện cũng là một hình thức khác của thư viện.

harvard-bon-ruoi-sang1-mua-sach-hay

Và rồi trong giải Nobel có 33 người là của Harvard, Tổng thống Mỹ có 7 người là do Harvard đào tạo.

Trong khuôn viên của Harvard, người ta không bắt gặp sự ăn diện, sự trang điểm càng không bắt gặp sự tình tứ, chỉ thấy những bước chân vội vã cần mẫn kiến tạo những trang sử cho đời sau.

Harvard không phải là thần thoại, Harvard chỉ là một minh chứng, minh chứng cho ý chí, tinh thần, tham vọng, lí tưởng của con người.

Tiềm năng của con người rút cuộc đến đâu? Mơ ước của con người vì sao đến Harvard lại có thể trở thành sự thực?

Phóng viên CCTV Xje Juan từng đến đại học Harvard phỏng vấn.

Cô ấy nói: “Khi chúng tôi đến đại học Harvard đã 2h sáng, điều khiến chúng tôi kinh ngạc là toàn bộ khuôn viên trong trường đều sáng đèn, đó quả thật là một ngôi thành không đêm. Trong nhà ăn, trong thư viện, trong phòng học đều có rất nhiều sinh viên đang đọc sách. Không khí học tập đã nhanh chóng lan truyền tới chúng tôi. Ở Harvard công việc học tập của sinh viên là không kể ngày đêm. Lúc đó, tôi mới biết, ở Mỹ, trường học danh tiếng như Harvard, áp lực của sinh viên là rất lớn”.

Ở Harvard, đâu đâu cũng thấy người ngủ. Thậm chí trên chiếc ghế băng trong căng tin cũng có người ngáy khò khò cho dù đôi khi người bên cạnh vẫn đang ăn, điều này cũng chả lấy gì làm lạ. Những người đang gục xuống ngủ thực sự đã quá mệt mỏi rồi.

Xie Juan nói, có một nữ sinh học đại học Bắc Kinh sang học tập ở Harvard, cô ấy nói về sinh viên của Harvard, mỗi học kỳ ít nhất phải lựa chọn 4 môn học, mỗi năm là 8 môn, trong 4 năm đủ 32 môn và vượt qua tất cả các kì thi mới có thể tốt nghiệp. Thông thường mà nói, nhà trường đều yêu cầu các sinh viên nội trong 2 năm đầu phải hoàn thành chương trình học trọng tâm, từ năm thứ 3 trở đi bước vào học các môn chuyên ngành. Chỉ có thiên tài thông minh nhất mới có thể hoàn thành chương trình học một cáchtrọn vẹn trong 3 năm với 32 môn, một sinh viên bình thường, để trả đủ 4 môn học đã đủ căng thẳng đến nỗi đau đầu, sưng não rồi. Bởi vì các giáo sư trên giảng đường giảng bài rất nhanh, dù bạn nghe hiểu hay không tan học lại phải lục lại một đống tài liệu để nghiền ngẫm, đọc không hết sẽ không làm nổi bài tập.

Cô gái ở đại học Bắc Kinh nói, lượng sách đọc ở đây một tuần bằng số sách ngâm cứu cả năm ở đại học Bắc Kinh, hơn nữa, lượng bài tập ở Harvard cũng rất lớn: “Sau giờ tan học chúng tôi phải dành rất nhiều thời gian để đọc sách, chuẩn bị ví dụ. Trước mỗi bài học phải chuẩn bị kĩ lưỡng, thì khi lên lớp mới có thể trao đổi với các bạn sinh viên khác, nếu không, bạn sẽ không có cách nào hòa nhập được với lớp học”.

Áp lực học tập của sinh viên Harvard cũng đến từ cơ chế đào thải của nhà trường. Bình quân mỗi năm có đến 20% số sinh viên vì thi không qua hoặc chọn không đủ số môn quy định mà bị lưu ban hoặc bị buộc thôi học, hơn nữa đánh giá 20% số sinh viên bị đào thải không chờ đến cuối kì học mới xử lí, mỗi bài học đều phải ghi lại thành tích phát biểu, bình quân chiếm 50% tổng thành tích, điều này yêu cầu sinh viên phải hết sức nỗ lực.

Ở Harvard không chỉ sinh viên mới chịu áp lực, giáo viên cũng tương tự. Mỗi lớp học của Harvard, yêu cầu những gì thầy giáo dạy đều phải mới. Nội dung giảng dạy mỗi năm đều phải có sự cập nhật, phát triển so với trước đó. Vì vậy, giảng viên Harvard chắc chắn phải có trình độ nghiên cứu khoa học. Harvard cho rằng, giáo sư trước hết phải là người học trò, mới có thể hứng thú đón nhận những thử thách và sự sáng tạo, hơn nữa còn phải có khả năng thuyết phục.

Có một vị giáo sư trường Harvard nhận xét: “Cuộc sống sinh viên của các trường đại học Trung Quốc tương đối nhẹ nhàng. Chúng tôi luôn nói, trẻ em Trung Quốc có thể chịu đựng bao nhiêu vất vả để giành điểm số cao, kì thực những trường trung học ở Mỹ rất nhiều, học cấp ba đồng nghĩa với việc chịu khổ. Khi tôi đi học trung học, thường học đến nửa đêm. Ở Mỹ, cùng với tuổi tác, nhiệm vụ học tập ngày một lớn dần. Đến khi học đại học là khổ nhất, tất cả nền giáo dục phát triển đều phải chịu khổ. Trong khi những đứa trẻ Trung Quốc bước chân vào đại học lại buông thả học hành. Chúng buông thả 4 năm trong khi ở Mỹ 4 năm ấy với sinh viên đại học là những năm tháng cần mẫn nhất, là 4 năm hoàng kim để tích lũy năng lượng. Cho nên các nhà khoa học người Mỹ luôn là nhiều nhất trên thế giới”.

Về vấn đề này, Xie Juan cũng hết sức than thở: “Chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn một vài trường đại học lớn ở trong nước Trung Quốc, nhưng rất khó để bắt gặp bầu không khí học tập và ngâm cứu như ở Harvard”.

Đến Harvard, bạn mới hiểu tài năng thực sự không phải là thiên tài, họ thành công bởi họ nỗ lực rất nhiều.

Giáo dục kiểu Trung Quốc làm cho học sinh chỉ cố gắng “dùng sức” trước kỳ thi đại học, trong giai đoạn dự trữ năng lượng này không những không có tích lũy năng lượng mà còn tiêu hao.

Một vị giáo sư khác nhận xét, sinh viên đại học của Trung Quốc bị sinh viên Mỹ bỏ lại phía sau rất xa. Căn nguyên của tình trạng này nằm ở nền giáo dục cơ bản của Trung Quốc.

Trường tiểu học Mỹ áp dụng phương pháp nhận thức “nhỏ giọt”, nghiêm khắc hạn chế trẻ em đạt được số lượng kiến thức nhiều trong một lúc, một tháng chỉ cho phép trẻ con nhận thức một chút, mỗi lần đứa trẻ thu nhận kiến thức đều phải trả giá bằng mồ hôi và sự cực khổ, trong quá trình này, hành động, suy nghĩ và ngữ cảm so với nhận thức của bản thân chúng quan trọng hơn nhiều, đối với tri thức, đứa trẻ luôn có cảm giác khát vọng sở hữu.

Còn các trường tiểu học ở Trung Quốc vô cùng “tham lam”, biến tri thức thành vàng bạc châu báu miễn phí. Người làm công tác giáo dục ở Trung Quốc không biết mối quan hệ giữa tri thức và trí tuệ, luôn làm cho những đứa trẻ đón nhận ngày càng nhiều tri thức. Sự thông minh trong giáo dục Mỹ nằm ở chỗ: đầu tiên cho con trẻ ngữ cảm, cho con trẻ tư duy, sau cùng mới dành tặng tri thức, giai đoạn này tri thức biến thành trí tuệ, do thời kì đầu nhận thức đều vô cùng đơn giản khá dễ dàng để đón nhận ngữ cảm, tri thức cũng dễ dàng biến thành trí tuệ. Trí tuệ kì thực chính là khả năng sáng tạo mà chúng ta thường nhắc đến.

Học tập có ba giai đoạn: nhận thức cảm tính – ngữ cảm – tri thức, tri thức là giai đoạn cao nhất. Nền giáo dục Mỹ giúp trẻ em đi trọn vẹn 3 giai đoạn, mới có thể đón nhận tri thức, nền giáo dục Trung Quốc cho phép trẻ em thông qua nhận thức cảm tín đón nhận tri thức, hoặc trực tiếp đón nhận tri thức. Lượng tri thức một tháng của nền giáo dục Mỹ tương đương với lượng tri thức của giáo dục Trung Quốc trong một năm. Sự khác biệt nằm trong 29 ngày, 29 ngày này chính là khoảng thời gian bồi dưỡng ngữ cảm. Nền giáo dục Mỹ xây dựng cho con trẻ cái gọi là trí tuệ hơn hẳn người Trung Quốc. Nền giáo dục Mỹ tạo dựng cho con trẻ cái gọi là năng lực sáng tạo hơn hẳn người Trung Quốc.

Thời kì trung học cơ sở, cái mà trường học Mỹ bồi dưỡng chủ yếu là thói quen tự chủ trong học tập. So sánh với Trung Quốc, trường trung học cơ sở Trung Quốc dạy học là kiểu nhồi gà nhồi vịt của giáo viên, làm hình thành thói quen học tập dựa dẫm ở học sinh. Khoảng cách về năng lực, thói quen trên đã làm cho sinh viên Trung Quốc lựa chọn lối sống và thái độ sống khác hẳn với sinh viên Mỹ. Sinh viên Harvard nói, cường độ học tập Harvard lớn, ngủ rất ít, có cảm giác lúc nào cũng như đang tôi luyện, thử thách đối với ý chí là rất lớn. Nhưng nếu cứ nỗ lực như thế, sau này khó khăn hơn sẽ càng có khả năng khắc phục. Còn sinh viên Trung Quốc cho rằng, cuối cùng cũng đã thoát khỏi trói buộc, có thể muốn làm gì thì làm cái đó rồi. Thế là bao nhiêu thời gian đáng lẽ dùng cho việc học tập lại lãng phí vào việc khác. Thời gian học tập cần nhất này bị gián đoạn. Điều này đã được định sẵn, sinh viên Trung Quốc ngày càng bị bỏ xa.

Thầy giáo Harvard thường răn dạy học trò của mình như thế này: nếu như các em muốn sau khi bước vào xã hội, ở mọi lúc mọi nơi các em đều được đặt ở vị trí trung tâm và được đánh giá cao, như vậy trong quãng thời gian học ở Harvard, đừng lãng phí thời gian của mình. Có một câu châm ngôn được lưu truyền rộng rãi ở Harvard thế này: “Mùa thu hoạch mùa bận rộn, học, học nữa, học mãi”.

Trên đường đời, bất cứ khi nào bạn dừng bước không đi tiếp, cũng có người lại đang ra sức đuổi. Có lẽ khi bạn đứng lại, thì anh ta đang đuổi theo sau bạn, nhưng khi bạn nhìn lại, đã không thấy bóng dáng anh ta nữa rồi, bởi vì anh ta đã chạy lên phía trước bạn, bạn hãy không ngừng tiến lên, không ngừng chạy đua. Thành công và an nhàn không thể cùng tồn tại, bạn lựa chọn con đường thành công, bạn nhất định phải từ bỏ cái còn lại.

Harvard không có nhiều nhà cao tầng, chỉ có những bức tường gạch đỏ mới và cao. Cho dù có người đạt được giải thưởng Nobel thì ngôi trường cũng không bỏ trống một vị trí nào.

Sau tất cả, điều khiến 100 thư viện Harvard không ngủ, đặc biệt người người như một, nói cách khác, một người chính là một chỗ ngồi trong thư viện. Harvard hay con người Harvard không cần bất cứ vỏ bọc nào.

Có người cao tụng Schwart như vị đại nho gia phương Đông của Harvard, ông phẫu thuật ung thư họng khi ở tuổi 82, vẫn ngày ngày dậy sớm đến chỗ làm, cho dù ông rất cần thời gian để nghỉ ngơi. Hơn nữa, hai cái tủ quần áo treo áo khoác trong phòng làm việc của ông, vốn do những sợi dây thép uốn lòng vòng mà thành

Tiến sỹ, khả năng cứ 3 ngày phải đọc xong một cuốn sách lớn, mỗi cuốn dày mấy trăm trang. Người đời trước nói thế này: trong Harvard có cây cầu Boston, nếu không lên được cây cầu sẽ không lên được Boston.

Sinh viên Harvard hay là giáo sư Harvard, suy nghĩ đầu tiên không phải là sự vinh dự, tự hào mà là một minh chứng.

Ý chí của con người rút cuộc có thể lớn cỡ nào, tiềm năng phát huy rút cuộc có thể mạnh đến đâu?

Ý chí của con người, tài năng của con người, lý tưởng của con người, vì sao được thể hiện ở Harvard?

Harvard khuyên bạn – 4 giờ sáng ở Harvard.

Những câu nói trên tường Thư viện Đại học Harvard

1. Lúc này nếu ngủ bạn sẽ có một giấc mơ, nhưng lúc này nếu học bạn sẽ giải thích được ước mơ.

2. Ngày hôm nay nếu bạn lãng phí, đồng nghĩa với việc bạn bóp chết quá khứ và vứt bỏ ngày mai.

3. Khi nào bạn cảm thấy thời khắc đã muộn, khi đó thực sự là thời điểm hành động.

4. Sự khổ nhọc khi học chỉ là tạm thời, sự đau khổ vì không học đến nơi là mãi mãi.

5. Hạnh phúc có lẽ không có thứ lượt, nhưng thành công thì có.

6. Học tập phải chăng là nhiệm vụ cả đời. ngay cả người học cũng không thể chứng minh, còn có thể làm gì?

7. Hãy đón nhận sự khó nhọc không thể chối từ.

8. Nước bọt hiện tại sẽ là nước mắt của ngày mai.

9. Người đầu tư cho tương lai, là người thực hiện đến cùng.

Ảnh: Thư viện ĐH Harvard
Nguồn: http://vietnamnet.vn/
mua-sach-hay

MUA SÁCH HAY TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU!

mua-sach-hay
Cuộc sống này có những định kiến, thói quen được tạo ra bởi những con người không thông minh lắm, nhiều khi nghịch lý lại do những người rất thông minh gây nên, thậm chí lại được bảo vệ bởi những người có chức quyền! Chỉ có những người khai phóng, nỗ lực làm ra những giá trị mới sẽ vượt qua nó , tạo nên sự phát triển chung của xã hội! Giới Doanh nhân thuộc về giới như vậy!
.
Hôm nay chúng ta giành những lời kính chúc và trân trọng nhất gửi đến các quý thày cô của mình: những kiến trúc sư của tri thức, những bó đuốc Đan cô của tinh thần, những biển chỉ đường của sự nghiệp, những người chia sẻ ý nghĩa :

“Ở đời lấy muối làm ngon. Lấy nước làm sạch. Lấy trí khôn làm giàu!”

.
.
Sự tiến hoá về trình độ lao động của con người thể hiện ở 5 bậc thang từ thấp đến cao :
  • Làm theo kinh nghiệm
  • Kĩ năng sử dụng công cụ
  • Năng lực quản trị Tổ chức
  • Thiết lập văn minh
  • Khai phát tư tưởng
Trong đó các Doanh nhân thực hành phương pháp của 3 tầng quản trị :
  • MANAGEMENT : với hệ thống thông minh và hiệu quả
  • ADMINISTRATION : với hệ thống chuyên nghiệp và văn minh
  • GOVERNANCE : với hệ thống xã hội hoá và hội nhập
.
Chúng ta tự hỏi:
  • Quản trị thế nào khi hệ thống có rất nhiều thứ bất định bất lường bất trắc?
  • Đi đến tương lai thế nào khi mỗi ngày làm việc chỉ để giải quyết hậu quả xấu
  • Hội nhập thế nào khi bị suy yếu năng lực, lợi thế ngay trên sân nhà?
  • Lãnh đạo thế nào khi để con người quay lưng, rời bỏ những quy tắc?
  • Giàu có thế nào khi không thể thực sở hữu và chia sẻ được những giá trị tốt đẹp?
Phát biểu của thầy Nguyễn Tất Thịnh, hiệu trưởng trường Doanh nhân PTI tại Lễ tôn vinh sự học
.
Nên các Bạn là Doanh nhân thời đại mới thì :
Về tầm vóc
  • Nhận định được thời thế, xác định được sự thật, thẩm định được con người, thiết định được các tiêu chuẩn, quy định được luật chơi đẹp
Về kiến tạo
  • Xây dựng cơ chế của Tổ Chức Mục Tiêu, vận hành dòng Tiền gia tăng Tài Sản, điều khiển được các quá trình, tương tác tích cực với xã hội, quản trị được thay đổi,
Về phẩm chất
  • Bản lĩnh của người thuyền trưởng, ý chí của người thực thi mục tiêu, sáng suốt của người ra quyết định, nhân văn của con người xã hội, dũng cảm của người thay đổi.
.
Tri thức mà chúng ta cùng chia sẻ để các bạn mạnh hơn, xa hơn, cao hơn trên con đường sự nghiệp của mình. Bởi vậy hãy biết tiếp cận và sử dụng tri thức:
  • Học cách Tổng kết / khái quát / quy nạp các sự vật hiện tượng để ứng dụng
  • Nắm vững các quy luật và biết tạo ra các quy tắc hành động
  • Phát triển bản thân để là trung tâm giải pháp quyết định nhất
  • Dụng ngay & luôn những điều đúng đắn, từ việc nhỏ, mỗi ngày
  • Bí kíp không có ! Know-how nằm trong quâ trình lao động bền bỉ đam mê và sáng tạo
Để truyền tải và chia sẻ tri thức, chúng tôi , những giảng viên, nhận thức rằng;
  • Lời nói không chính trực không thể mang được đạo lý
  • Phong cách không chính chuẩn không thể đảm được cương vị
  • Làm việc không chính quy không thể dụng được khoa học
  • Kiến thức không chính học không thể đến được tư tưởng
  • Con đường không chính nghĩa không mang được sứ mệnh
Vì thế giảng viên phải: chính danh, có tác phẩm, làm tư vấn, và có tư cách xã hội tốt.
.
Trong cuộc sống lao động của chúng ra Có 5 điều thuộc về Đạo:
  • Thiện : khiến người ta thông thái nhất -> sáng đến Thiên Đức
  • Thuận : khiến giải pháp hữu hiệu nhất -> chạm đến Thiên Năng
  • Thực : khiến xác định được vấn đề bản chất nhất -> sở hữu Thiên Pháp
  • Thành : khiến ta được mọi người ủng hộ nhất -> đón nhận Thiên Phù
  • Thấu : khiến thực hiện mọi việc chuẩn chỉnh nhất -> đạt được Thiên Phẩm
THIÊN được hiểu là điều cao nhất mà con người tiếp cận nên nhận được từ đấng Toàn Năng để làm nên điều lớn nhất, kỳ diệu nhất có thể….
.
Cuối cùng:
Ý nghĩa cuộc sống của mỗi người chúng ta là cộng dần mỗi ngày có bao nhiêu những giá trị trong ( lao động + tinh thần + quan hê + thụ hưởng + niềm sống ). Nên hãy hết mình từng phút giây trong những gì bạn đang thế để đừng phải nuối tiếc, ân hận…
..
Hôm nay đến đây trong lễ tôn vinh Sự Học chúng ta hiểu hơn : giá trị của học tập là cơ bản nhất, lâu bền nhất, sang trọng nhất….làm nên Trí Khôn xứng đáng nhất trong cuộc sống lao động tiến hoá của tất cả chúng ta!

mua-sach-hay

MUA SÁCH HAY TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU!

toyota-mua-sach-hay

Kaizen – Nghệ thuật quản trị tuyệt vời của Toyota

Ngay cả trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008, ngay cả lúc Toyota chịu ảnh hưởng nặng nề từ trận động đất sóng thần lịch sử, ngay cả lúc công ty này đối mặt với nguy cơ phá sản, chính sách ‘nói không với sa thải nhân viên’ vẫn được duy trì, dù Toyota phải trả thêm lãi vay 220 triệu USD/năm vì chính sách này.

toyota-mua-sach-hay

 

Chấp nhận mất 220 triệu USD/năm, thà cắt giảm chi phí chứ không cắt giảm người

Trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, Toyota Thái Lan đã trải qua 4 năm liên tiếp thua lỗ mà không hề cắt giảm việc làm.

Mệnh lệnh này được đưa xuống từ người giữ cương vị cao nhất của Toyota lúc bấy giờ – Chủ tịch Hiroshi Okuda. Ông Okuda ra lệnh: “Cắt giảm tất cả các chi phí, nhưng không được chạm vào bất kỳ người nào”.

Cũng chính vì chính sách bảo đảm việc làm suốt đời này, vào tháng 8/1998, Moody đã hạ xếp hạng tín nhiệm của Toyota từ AAA xuống AA1. Việc hạ mức tín nhiệm này đồng nghĩa với việc Toyota phải đi vay với lãi suất cao hơn, lãi suất vay phải trả thêm hàng năm sẽ vào khoảng 220 triệu USD.

Mặc dù vậy, các lãnh đạo cấp cao của Toyota tuyên bố sẽ không từ bỏ cam kết của mình trong chính sách bảo đảm việc làm cho nhân sự.

 nghe-thuat-kaizen-tuyet-voi-cua-toyota2-mua-sach-hay

Toyota Thái Lan. Ảnh: Bloomberg.

Vì sao Toyota có thể tồn tại được gần 150 năm mà gần như không đuổi một người nào?

Phần lớn những người hiểu nước Nhật đều có chung một câu trả lời: Khả năng Kaizentại nơi làm việc của công ty hàng đầu Nhật Bản.

Kaizen là một thuật ngữ kinh tế của người Nhật. “Kai” có nghĩa là thay đổi và từ “Zen” có nghĩa là tốt hơn, tức là “thay đổi để tốt hơn” hoặc “cải tiến liên tục”.

Kaizen của Toyota vốn là hệ thống được sinh ra tại nơi sản xuất nhưng đồng thời Kaizen cũng được xem là hệ thống đào tạo những con người biết suy nghĩ thông qua tạo ra những cơ hội để họ phát huy trí tuệ.

Chiêu nhỏ của Kaizen: Hãy cố tình làm khó nhân viên, gặp khó khăn con người sẽ phát huy trí tuệ

Để một ai đó hành động, họ PHẢI là người đưa ra ý kiến. Khi tự mình đóng góp ý kiến, con người sẽ tự tin và biết “tự mình hành động” theo hướng tích cực.

Vậy làm cách nào để người khác đóng góp ý kiến? Hãy cố tình làm khó họ một chút. Khi đối diện với khó khăn, con người sẽ buộc phải suy nghĩ để đưa ra phương án giải quyết.

Ông Takeshi Yoshida là kỹ sư trưởng phụ trách dòng xe Corolla thế hệ thứ 9, đồng thời cũng là người tham gia vào phát triển dòng xe Lexus dưới sự chỉ đạo của kỹ sư trưởng Ichiro Suzuki.

Khi bắt tay vào xây dựng dòng xe chiến lược tại Châu Á – dòng xe Tercel (hay còn gọi là Soluna tại Thái Lan), ông Yoshida đã thử một cách làm vừa thú vị vừa “làm khó người khác” như sau:

Dòng xe Soluna dự định bán ở Thái Lan – một quốc gia đang phát triển tại thời điểm bấy giờ, nên cần thiết lập giá bán thấp hơn nhiều so với dòng xe Corolla. Thế nhưng, đương thời dòng xe Corolla đã thuộc mức thấp nhất trong các dòng xe của Toyota, và nhận thức này đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhân viên.

Bởi vậy, họ không thể tưởng tượng được nếu sản xuất dòng xe dưới cả Corolla thì sẽ ra thứ gì. Khi ông Yoshida hỏi: “Có thể loại bỏ được phần nào từ Corolla không?”. Câu trả lời ông nhận được chỉ là “Làm gì còn gì để loại bỏ”.

Ông Yoshida đã đưa ra một hướng làm: Ông cố tính làm một mẫu xe rất rẻ và cũng rất tệ rồi mang đến cho mọi người cùng xem. Khi nhìn chiếc xe “giẻ rách” này, hàng loạt ý kiến được đưa ra “Chỗ này không được”, “Tối thiểu thì chỗ này cũng phải làm được thế này”…

Từ ý tưởng tồi tệ của ông Yoshida, mỗi người thêm một chút, kết quả là mẫu xe Soluna ra đời.

Một trụ cột trong Kaizen theo phong cách Toyota chính là trí tuệ con người. Vai trò lớn nhất của người cấp trên là tạo môi trường để lôi những trí tuệ đó ra và gom chúng lại, xây dựng những phương án Kaizen tốt hơn. Tích lũy những Kaizen nhỏ sẽ cho ra những thành quả bất ngờ về sau.

 

Chính vì luôn tìm kiếm sự đổi mới, cải tiến liên tục mà môi trường làm việc của Toyota luôn đạt đến sự chuyên môn hóa cao, giảm thiểu lãng phí, đạt hiệu suất lao động tối đa và con người luôn làm chủ thiết bị, máy móc.
mua-sach-hay

MUA SÁCH HAY TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU!