huyet-chung-luan-va-phuong-te-hoc-bia-cung

Huyết Chứng – Luận Và Phương Tễ Học (Bìa Cứng)



Tình Trạng: Còn hàng

Tác giả:Chơn Nguyên
Ngày xuất bản:09 – 2023
Kích thước:20.5 x 29.5 cm
Nhà xuất bản:NXB Thế Giới
Hình thức bìa:Bìa cứng
Số trang:423

580.000 ₫


Giá trị & dịch vụ cộng thêm:
Giao hàng nhanh chóng trong 24h.
Miễn phí giao hàng từ 199k ở nội thành HCM.
Tìm sách theo yêu cầu của quý độc giả.

Chuyên Mục: , , .

Đặt Sách Nhanh: 0932.604.409 ( Mr . TRI ) hoặc Zalo: 0932.604.409

Email: [email protected]

Giới thiệu sách Huyết Chứng – Luận Và Phương Tễ Học (Bìa Cứng)

Đối với nền y học cổ truyền từ ngàn xưa, Tổ tiên chúng ta đã có các nguyên tắc căn bản, khi muốn khám phá chữa trị một căn bệnh, người Thầy thuốc phải tiến hành tuần tự các bước như sau:

Tứ chẩn:

1) Vọng chẩn: Nhìn ngắm, quan sát người và nơi có bệnh.

2) Văn chẩn: Lắng nghe tiếng nói, tiếng ho, tiếng thở của bệnh nhân.

3) Vấn chẩn: Hỏi thăm những điều kiện để tìm ra nguyên nhân căn bệnh xảy ra chung quanh thức ăn, giấc ngủ, tâm lý, cuộc sống của bệnh nhân một cách tỉ mỉ.

4) Thiết chẩn: Dùng 3 ngón tay đặt đúng nơi quy định trên cổ tay để lắng nghe, cảm nhận tiếng mạch đập từ các nơi trong tạng phủ, để phân định nơi bệnh và tình trạng bệnh, để tránh sự lầm lạc, ngộ nhận.

Bước kế tiếp là luận bệnh, luận chứng qua các điều kiện hàn, nhiệt, hư, thiệt, nghịch, hãm, v.v..

Bước sau cùng là sử dụng thang phương dược tễ để tiến hành chữa trị.

Thật đúng là nghiêm mật và huyền nhiệm! Rất xứng danh với từ “Y Đạo”!

Nhưng rất tiếc, ngày nay có số đông Thầy thuốc lại đặt tay không đúng bộ vị của tạng phủ, xem hỏi bệnh nhân lao chao dăm ba câu, rồi tiến hành viết toa bốc thuốc.

Có nhiều khi còn dùng những vị có cùng tính hàn – nhiệt, thăng – giáng một lúc vào trong một bệnh, chẳng khác nào bước tới một bước, rồi bước lui một bước, thành ra bệnh cứ nằm ỳ không lui…! Rồi còn không biết hướng dẫn bệnh nhân những thức ăn cấm kỵ. Mặc Thầy thuốc ra công chữa, bệnh nhân cứ ra sức ăn thoải mái, giống như cháy nhà mà không dời vật dễ cháy. Cuối cùng cả Thầy thuốc lẫn bệnh nhân đều không hiểu tại sao? Chỉ cho rằng bệnh này hết thuốc chữa!

Sở dĩ có điều đáng tiếc xảy ra như thế, không phải là lỗi của người hậu học mà do sự ít quan tâm sâu sát của giới hữu trách về bối cảnh chung này. Đến như phần đông Thầy thuốc ngày nay cũng thế, dẫn đến càng ngày càng có nhiều y sinh môn y học cổ truyền sau khi tốt nghiệp ra trường đăng ký chữa bịnh bằng ngoại phương như châm cứu, chích lể, day ấn huyệt, sửa xương, cấy nhao (nhao thai), cấy chỉ, v.v mà không dùng phương pháp bắt mạch, kê toa, bốc thuốc, vì lý do quá khó, không tiếp cận được!

Có thể hậu học vì thiếu tài liệu tra cứu, thiếu người đi trước định hướng qua các sách dịch cổ xưa và bình giảng sâu sát dễ nghe, dễ hiểu, và truyền đạt kinh nghiệm quý báu trong chữa trị để dẫn dắt ban đầu, cho họ có thể làm vốn sống để bước qua những khó khăn cho các bước thành tựu sau này…

Cũng vì nỗi lo nền y học cổ truyền của ta sẽ càng ngày càng trở nên khập khiễng và mất đi giá trị quý báu trong chữa trị như trên, cùng với niềm tự hào dân tộc về sau, khi được sánh vai với các nền y học văn minh thế giới, Sư Phụ tôi đã một mình mạnh dạn đứng lên thành lập nhóm Việt Nam Văn Hiến Y Đạo, tiến hành dịch và bình giải bộ Nội Kinh Tố Vấn đồ sộ 9 quyển trong vòng 10 năm mới hoàn tất bản thảo. Khi ấy lại gặp lúc đất nước hoàn toàn giải phóng với nghìn trùng khó khăn của nạn cấm vận. Toàn dân lâm vào cảnh nghèo đói, từ miếng cơm, manh áo, thậm chí
điện nước, đồ dùng nhu yếu phẩm, văn phòng phẩm gần như bằng không. Chẳng ai còn lo chuyện xa xôi của những gì chưa đến, văn chương sách vở chẳng làm gì.

Mọi thứ đành gác lại hết…! Mà tuổi già thì chẳng đợi ai, đến 10 năm sau, khi sức khỏe yếu dần và xã hội thì cũng hơi có màu khởi sắc một chút, Sư Phụ chúng tôi lại âm thầm cố gắng tiến hành công việc dịch thuật cũng như biên soạn thêm được vài quyển nữa. Sách Huyết chứng Luận là quyển cuối cùng. Rồi giữa năm 1991, vào một buổi trưa người đã ngồi trước chánh điện, lặng lẽ thu thần ra đi về cõi Phật, vì Sư Phụ tôi nguyên là 1 thiền sư được biết đến rất nhiều vào thời đó, bút danh của người là Siêu Thiền khi cộng tác với tạp chí Phương Đông qua nhiều bài viết đóng góp cho xã hội, như bản Tuyên Ngôn Y Đạo, v.v. Sự ra đi của người để lại cho chúng tôi biết bao nỗi niềm ngổn ngang lẫn tiếc nhớ, chưa biết phải làm sao với công việc tiếp nối vận mệnh của nhóm Văn Hiến Y Đạo sau này.

Số bản thảo kết cuộc chúng tôi có được gồm:

1) Sách Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn: dịch và bình giải 9 quyển đồ sộ (phần Hoàng Đế Nội Kinh Linh Khu cũng 9 quyển, rất tiếc chưa làm kịp!)

2) Sách Phương Pháp Trị Bệnh Ung Thư của tác giả Triệu Phong Tiều (do Siêu Thiền bình giải): Mở ra cho nền y học mới của ta một cách nhìn đổi mới, khoa học hơn, để giải quyết tinh thần và vật chất của bệnh nhân cũng như Thầy thuốc khi tiến hành chữa trị các loại bệnh Ung Thư bằng các dược liệu thông qua các toa thuốc điều chế, dĩ độc trị độc quý hiếm, cùng với điều chỉnh cuộc sống, ăn uống, và tâm sinh lý hợp lý để vượt qua khó khăn, chữa lành căn bệnh hiểm nghèo cho bệnh nhân của thời đại.

3) Sách Chẩn Đoán Học Y Đạo (tác giả Siêu Thiền): Cung ứng cho lớp Y sinh hậu học, dẫn dắt và định hướng cho họ đi sâu vào chuyên môn, trở thành người khám phá và chí thành trong cuộc chữa trị, cứu người, và hy vọng họ trở nên vị “lương y như Từ Mẫu” đúng mực, cho nền y học nước ta chuẩn mực, rạng rỡ hơn cho mai sau.

4) Sách Dược Học Tham Luận (tác giả Siêu Thiền) để người học biết phân biệt tỉ mỉ, rõ ràng dược học, làm một vị tướng điều quân không sai một bước khi lâm trận, là một tướng tài cho những trận xuất quân.

5) Sách Thương hàn Ôn Bệnh Luận của Danh y Trương Trọng Cảnh (bản thảo đã bị thất lạc): Một cách nhìn khoa học khi đảm trách chữa trị những cơn bạo bệnh, hiển thị một tinh thần Y đạo của vị thần y yêu thương bệnh nhân như chính người thân của mình, như người đang cầm ngọc, đang bưng đầy, là một danh tác của một vị Thần y đáng kính.
Và cuối cùng như đã giới thiệu trên, quyển thứ 6 là Huyết chứng Luận của Đường Dung Xuyên (Siêu Thiền dịch và bình giảng) được hoàn tất với một màu sắc kỳ ảo cổ xưa, mà theo thiển ý của tôi, đã giới thiệu được suốt nguồn trình độ hiểu biết về nội khoa trong Y học Cổ truyền, sự sắp xếp đường đi của kinh mạch, tạng phủ và nguyên nhân, tiến triển lệch lạc từ trong cơ thể gây thành bệnh tật một cách chuẩn xác và khoa học, không kém gì hiểu biết nội khoa của nền y học văn minh mới của phương Tây hiện nay.

Có một số chỗ, tôi cảm thấy thú vị và tự hào vì trong giáo trình Y Dược của tiền nhân có tiếp nối, chẳng hạn như bệnh “Càn Huyết Lao” – con đường truyền nhiễm lao thông qua không khí và truyền thi bằng con đường huyết thống, cách giới thiệu phương pháp chữa trị, như dùng vôi bột rải chung quanh nơi người mới chết nằm. Các thang thuốc mang đôi chút ma mị nhưng rất thuyết phục như thang Thiên Linh Cái, dùng sọ người chết làm thuốc, nếu không có sọ người thì thế bằng đầu hổ, thiếu thuốc thì thế bằng xương con cá lạt, và thang Di Thi Diệt Quái v.v. rất nhiều… rất nhiều… Đây mới là một đề cử trích yếu rất nhỏ nhoi mà thôi! Nếu có tâm đi sâu vào nghiên cứu, chúng ta sẽ còn thấy cả một kho tàng kỳ ảo chưa được khám phá phía trước.

Giờ đây với tư cách của truyền nhân hậu học kế thừa, chúng tôi cũng đã lao tâm khổ tứ vượt qua các bước san định, gầy dựng, kiểm định lại bản thảo. Gần hơn 10 năm sau (tức 2015) mới xuất bản được quyển I Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn và cũng mới hoàn thành quyển IX vào đầu năm 2023 như một việc làm báo ơn Thầy Tổ của Huynh Đệ chúng tôi. Cùng với các lớp học nối tiếp diễn ra xem như là công trình Văn Hiến Y Đạo đã được thành công với trước sau độ hơn 300 y sinh tham gia theo học và nghiên cứu (phần đông các bạn đều được trải qua các trường Y ngoài xã hội).
Ước mong hạt giống đầu tiên sẽ sinh sôi hoa trái trĩu cành, chính là tấm lòng của một tu sĩ, nhân sĩ thiết tha yêu Tổ quốc để lại, trao tặng quê hương con cháu Lạc Hồng kho bảo vật chưa được khai phá của Tổ Tiên nghìn đời lưu lại.
Thay mặt toàn thể Y sinh các lớp Văn Hiến Y Đạo, xin cung kính dâng lên Sư Phụ và độc giả thân thiết xa gần lời báo thành quả trọn vẹn tiếp nối, đã đáp ứng đúng theo ước nguyện của người và số đông độc giả mong đợi. Do biến chuyển thời cuộc nhiều giai đoạn phức tạp, chúng tôi đã tưởng rằng mất đi hẳn bản thảo hoặc gặp quá nhiều gian khó không bao giờ làm nổi.

Trên đây là những ý kiến bộc bạch nhỏ nhoi của riêng bản thân tôi, cầu chúc cho nền Văn Hiến Y Đạo của Việt Nam sẽ rạng rỡ, cứu giúp được nhiều người, lợi ích nhiều cho nhân loại mai sau. Trong ngôn ngữ, nếu có chủ quan, nhận thức lệch lạc, sai sót, kính mong được sự góp ý, chúng tôi xin chân thành sửa sai, để tủ sách Văn Hiến Y Đạo ngày càng được nhiều lợi ích lớn hơn cho quần chúng.

Chơn Nguyên cẩn bút

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.

-10%
sach-di-nghi-luan-mua-sach-hay

Dị nghị luận Đồng chân dung – Đặng Thân

140.000 ₫ 126.000 ₫
Mời Mua Sách
Xem Nhanh
-9%
20231122_210255

Chẩn Đoán Phân Biệt Chứng Trạng Trong Đông Y

358.000 ₫ 325.000 ₫
Mời Mua Sách
Xem Nhanh
-10%
CHỨNG HẬU TRONG ĐÔNG Y

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CHỨNG HẬU TRONG ĐÔNG Y

350.000 ₫ 315.000 ₫
Xem tiếp
Xem Nhanh