-10%
sach-co-do-hue-xua-va-nay-mua-sach-hay

Cố đô Huế xưa và nay



Tình Trạng: Liên Hệ Khi Có Hàng

Tác giả Hội Khoa Học Lịch Sử Thừa Thiên Huế
Tủ sách Văn sử Việt Nam
Đơn vị xuất bản Công ty sách Thời Đại & Nxb Thuận Hóa
Năm xuất bản 2005
Số trang 804

140.000 ₫ 126.000 ₫


Giá trị & dịch vụ cộng thêm:
Giao hàng nhanh chóng trong 24h.
Miễn phí giao hàng từ 199k ở nội thành HCM.
Tìm sách theo yêu cầu của quý độc giả.

Hết hàng

Chuyên Mục: , , .

Đặt Sách Nhanh: 0932.604.409 ( Mr . TRI ) hoặc Zalo: 0932.604.409

Email: [email protected]

Cố đô Huế xưa và nay
Năm 1306, vua Chămpa là Chế Mân dâng 2 châu Ô, Lý[1] làm sính lễ xin cưới công chúa Huyền Trân của nước Đại Việt. Năm 1307 vua Trần Anh Tông cử Đoàn Nhữ Hài tới cai trị vùng đất này, đổi tên thành châu Thuận và châu Hóa. Tên gọi Thuận Hóa bắt đầu ra đời từ đó. Tuy vậy, nhà Trần chưa khẳng định được quyền lực thực tế ở miền đất mới phía Nam này. Từ nửa sau thế kỷ XIV trở đi, trong hơn 3 thập kỷ (1353-1389) Chiêm Thành[2] đã 13 lần đem quân ra đánh chiếm, tàn phá các xứ từ Hóa Châu trở ra đến Thanh Hóa, trong đó có 4 lần tiến ra cướp phá kinh thành Thăng Long. Tại vùng đệm Hóa Châu, quan hệ giữa Đại Việt và Chiêm Thành diễn ra căng thẳng và thực sự chấm dứt vào đầu thế kỷ XV khi Hồ Quý Ly đem quân đánh, vua Chiêm dân nộp Chiêm Động và Cổ Lũy. Hồ Quý Ly đem đất ấy lập thành 4 châu Thăng – Hoa – Tư – Nghĩa[3]. Ngót gần 1 thế kỷ, đất Thuận Hóa mới thực sự trở thành đơn vị hành chính của Đại Việt.

Nửa sau thế kỷ XVI, xuất hiện sự mâu thuẫn giữa 2 tập đoàn phong kiến Trịnh-Nguyễn. Biết Trịnh Kiểm (anh rể) ngờ vực mình, Nguyễn Hoàng bàn mưu với cậu Nguyễn Ư Kỷ (Dĩ), rồi nhờ chị xin với anh rể cho vào trấn thủ Thuận Hóa. Tháng 10 năm Mậu Ngọ (1558), Chính Trị năm thứ nhất, Nguyễn Hoàng và đoàn tùy tùng đặt chân đến vùng đất Thuận Hóa. Hơn 2 thế kỷ trị vì, Thuận Hóa trở thành thủ phủ của cả Đàng Trong. Từ đây, họ Nguyễn làm bàn đạp thực hiện công cuộc Nam tiến.

Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất, Nguyễn Phúc Nguyên (chúa Sãi) nối nghiệp, thực hiện ý chí của cha một cách tích cực. Khi đã tạo được tiềm lực đủ mạnh để đối đầu với họ Trịnh, ông quyết định dời dinh vào Phúc An năm 1626. Lập phủ chính Phúc An, chúa Sãi đã một bước đưa trung tâm chính trị – văn hóa của xứ Đàng Trong tiến vào phía Nam. Ở vị trí này, đất hơi chật hẹp, bốn bề trống trải, nên chúa Sãi cho xây dựng các công trình cung điện mới ở vị trí phía Đông chùa Thiên Mụ, phía Bắc sông Hương, ông mất năm 1635. Nguyễn Phúc Lan là người kế nhiệm, đặt tên là phủ Kim Long. Theo cách gọi của A. De Rhodes thì phủ Kim Long bấy giờ được tổ chức ngăn nắp, đã là một thành phố, thậm chí thành phố lớn. Năm 1687, chúa Nguyễn Phúc Thái lên nối nghiệp, chúa lấy phủ Kim Long làm miếu Thái Tông, dời dựng phủ mới sang Phú Xuân[4]… Đến năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát cử hành lễ lên ngôi tại Phú Xuân, bắt đầu gọi chính dinh là Đô thành. Đây cũng là cột mốc đánh dấu quá trình băng hoại của giai cấp phong kiến nơi đây. Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp nông dân ngày càng trở nên quyết liệt, tạo tiền đề cho các cuộc khởi nghĩa nông dân.

Trong thời loạn này, 3 anh em họ Nguyễn ở Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa, đánh đến Quảng Nam, tướng lĩnh Thuận Hóa bỏ chạy. Họ Trịnh ở Đàng Ngoài nhân cơ hội đem quân chiếm Đô thành Phú Xuân (30/1/1775). Hơn 10 năm sau, Nguyễn Huệ đẩy lùi quân Trịnh giải phóng Thuận Hóa (15/6/1786). Phú Xuân bắt đầu trở thành kinh đô nước Đại Việt đang trên đường đi đến thống nhất. Sau này, vua Gia Long chọn Phú Xuân làm kinh đô vào đầu thế kỷ XIX. Trước đó, Phú Xuân đã 2 lần được chọn làm thủ phủ trong khoảng thời gian từ 1558-1775, trải qua 9 đời chúa Nguyễn và 8 lần di dời thủ phủ…

Song song với quá trình lịch sử trải dài qua nhiều thế kỷ là vai trò của những con người bằng xương bằng thịt đã được lịch sử ghi dấu như cha con Đặng Tất – Đặng Dung, Nguyễn Huệ, Ngô Văn Sở, tướng nhà Tây Sơn Võ Văn Dũng, Nguyễn Văn Tường, Thân Văn Nhiếp, Thân Trọng Huề, Thân Trọng Phước, vua Duy Tân, Phan Bội Châu,… mà chúng ta không thể bỏ qua.
sach-co-do-hue-xua-va-nay-mua-sach-hay
[…]

Cuốn sách này là tập hợp của 84 bài viết của 68 tác giả được chọn lọc từ các báo cáo trong các hội thảo khoa học nghiên cứu về Huế, được tổ chức trong nhiều năm qua như: Hội thảo kỷ niệm 130 năm ngày sinh Phan Bội Châu (tổ chức ngày 26/12/1997), Phú Xuân – Thuận Hóa thời Tây Sơn (tổ chức ngày 26/12/2001), Hội thảo kỷ niệm 690 năm Thuận Hóa – Thừa Thiên Huế 1306-1996 (tổ chức ngày 10/12/1996), Vua Duy Tân với cuộc khởi nghĩa miền Nam Trung Kỳ tháng 5 năm 1916 (tổ chức ngày 18/5/1996), Phú Xuân – Huế: từ đô thị cổ đến hiện đại (nhân kỷ niệm 310 năm Phú Xuân – Huế (tổ chức ngày 24/8/1997),… Nội dung cuốn sách được chia làm 5 phần:

Quá trình hình thành và phát triển kinh đô Huế;
Nhân vật lịch sử;
Di tích, bản đồ, địa bạ, văn bản Hán Nôm;
Văn hóa, văn học, kiến trúc;
Bảo tồn và phát triển di sản Cố đô Huế.
Công ty sách Thời Đại trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

——————————————–

[1] Tương đương với lãnh thổ từ Quảng Trị đến phần phía bắc tỉnh Quảng Nam (Hòa Vang, TP. Đà Nẵng, Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Hội An) ngày nay)

[2] Chiêm Thành còn được gọi là Chămpa, Lâm Ấp hay Hoàn Vương. Sử cũ của ta hay gọi là Chiêm Thành. Chămpa là một quốc gia của người Chàm, nằm ở phía nam của nước Đại Việt xưa. Chămpa là quốc gia có lịch sử hình thành rất sớm (thế kỷ thứ II) và nhanh chóng phát triển trở thành một quốc gia hùng mạnh lúc bấy giờ (thế kỷ X – XIV). Vương quốc Chămpa được chia làm 3 khu vực lớn: Ở phía Bắc là Amaratvati, tức vùng Quảng Nam ngày nay, ở đó có kinh đô Indrapura (tức Đồng Dương), có thành phố Sinhapura, trên sông Thu Bồn ở Trà Kiệu. Hai nơi này từng là quốc đô của người Chămpa. Ở giữa là Vijaya, tức vùng đất Bình Định ngày nay. Đây là nơi có kinh đô Trà Bàn và bị triều đình nhà Lê sơ tấn công chiếm vào năm 1471. Ở phía Nam, Panduranga là vùng Phan Rang, Bình Thuận ngày nay, tiếp giáp với Chân Lạp. Đây là vùng rộng lớn nhất của Champa, nó bao gồm cả Kauthaura (Khánh Hòa ngày nay).

[3] Tương đương với diện tích Quảng Nam và Quảng Ngãi ngày nay.

[4] Tên xã, thuộc huyện Hương Trà, tức là kinh thành bây giờ.
mua-sach-hay
MUA SÁCH HAY TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU!

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.

-10%
sach-di-nghi-luan-mua-sach-hay

Dị nghị luận Đồng chân dung – Đặng Thân

140.000 ₫ 126.000 ₫
Mời Mua Sách
Xem Nhanh
-9%
20231122_210255

Chẩn Đoán Phân Biệt Chứng Trạng Trong Đông Y

358.000 ₫ 325.000 ₫
Mời Mua Sách
Xem Nhanh
-10%
CHỨNG HẬU TRONG ĐÔNG Y

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CHỨNG HẬU TRONG ĐÔNG Y

350.000 ₫ 315.000 ₫
Xem tiếp
Xem Nhanh