lich-su-khai-pha-vung-dat-nam-bo-mua-sach-hay

Lịch Sử Khai Phá Vùng Đất Nam Bộ



Tình Trạng: Còn hàng

Tác giả: PGS.Huỳnh Lứa
Nhà xuất bản: NXB Tổng hợp Tp.HCM
Công ty phát hành: NXB Tổng hợp Tp.HCM
Số trang: 362
Hình thức bìa: Bìa Mềm
Ngày xuất bản: 2017
Trọng lượng (gr):420

90.000 ₫


Giá trị & dịch vụ cộng thêm:
Giao hàng nhanh chóng trong 24h.
Miễn phí giao hàng từ 199k ở nội thành HCM.
Tìm sách theo yêu cầu của quý độc giả.

Chuyên Mục: , .

Đặt Sách Nhanh: 0932.604.409 ( Mr . TRI ) hoặc Zalo: 0932.604.409

Email: [email protected]

Lịch Sử Khai Phá Vùng Đất Nam Bộ

Chúng ta biết 3 nền văn minh trên đất nước Việt Nam là Văn Lang – Âu Lạc, Champa và Phù Nam đều có cơ sở từ 3 nền văn hóa là Đông Sơn, Sa Huỳnh và Óc Eo (đặc trưng vùng miền) – địa văn hóa, thể hiện sự thống nhất trong dân tộc Việt Nam. Truyền thuyết “trăm trứng” ý chỉ sự phân bố bộ lạc, nói đúng hơn là hình thành “đồng bào” (tức cư dân ở một cộng đồng lớn, xuất xứ từ bọc trăm trứng). Về văn hóa Sa Huỳnh – Óc Eo thì có điểm giống là cùng là người Malayo – Polinesiens kết hợp với người Môn – Khmer sáng lập; khác biệt là ở chỗ: Sa Huỳnh là phát triển không liên tục, đứt đoạn; nổi lên vào thời sắt sớm và phát triển khá lâu; Óc Eo nổi lên thời sắt muộn, nhưng phát triển cao, nhưng không lâu (văn minh Phù Nam) => Nam Bộ về sau khi Phù Nam bị đổ thì rơi vào tình trạng hoang hóa. Hiện nay Nam Bộ có 19 tỉnh thành, thời Pháp là 20 tỉnh (province).

lich-su-khai-pha-vung-dat-nam-bo-mua-sach-hay

Vương quốc Chân Lạp ra đời ở vùng Hạ Lào (vùng sông Semun), cư dân Chân Lạp sống ở ruộng cao, rẫy (người Chăm sống trên ruộng cao), là một trong khoảng 10 chư hầu của Phù Nam với diện tích trải dài từ vùng Nam Bộ – Nam Trung Bộ của Việt Nam, Campuchia, một phần đồng bằng sông Mê Nam và sông Chao Phraya (Thái Lan), nam Thái Lan và một phần bắc Malaysia (3 bang phía bắc) – trung tâm là vùng Nam Bộ; kinh đô là Angkor Borei (không phải là Vyadhapura (thành phố của người đi săn) như Coedès đoán đâu). Kinh tế Phù Nam là kinh tế biển (chịu ảnh hưởng Malayo – Polinesiens hơn tính bản địa), hiện vật cụ thể là đồng tiền La Mã, khuyên tai hai đầu thú, thành cổ Óc Eo do Malleret tìm ra năm 1944. Năm 627 – 649, Chân Lạp thôn tính Phù Nam; nhưng thôn tính xong thì Chân lạp lại rút về vùng cao (vùng Biển Hồ – khai sinh bộ lạc Cha) sinh sống vì họ không quen kinh tế biển, không biết canh tác ruộng thấp (ruộng lầy lụt) => Nam Bộ bị người Khmer bỏ hoang, kéo dài đến thế kỷ XVII với lý do: dân số ít, sở trường canh tác ruộng trũng không có nên Chân Lạp có xu hướng phát triển về phía Tây Nam.

Các tài liệu như Phủ biên tạp lục, Gia Định thành thông chí viết rất công phu về quá trình người dân mở đất ở Nam Bộ. Đầu tiên là văn hóa Óc Eo với di tích Giồng Cá Vồ có các hiện vật thể hiện giao thoa Sa Huỳnh – Óc Eo: khuyên tai hai đầu thú (thú: trâu), mộ chum. Nhờ khảo cổ học của Malleret, người ta phát hiện kinh đô là Angkor Borei nằm ở phía tây sông Hậu (tỉnh Kirivong, Campuchia) cách Châu Đốc 30 km về phía tây bắc. Kể từ khi Phù Nam tan rã cho tới thế kỷ XVII, dấu ấn Khmer mờ nhạt trong khi Phù Nam tăng cao. Tang ma – hôn nhân có tương đồng Champa và Óc Eo (vì cùng là ngữ hệ Nam Đảo). Tượng Phật gỗ Buddhapad ở Phù Nam, làm theo phong cách Gandara (Ấn Độ – Hy lạp). Cuốn Chân Lạp phong thổ ký của Châu Đạt Quan (thế kỷ XIV) vẽ lại chi tiết hành trình của ông đến một số quốc gia ở Đông Nam Á (Chiêm Thành, Xiêm, Angkor…), kể chi tiết về cư dân, đời sống và phong tục tập quán…
mua-sach-hay

MUA SÁCH HAY TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU!

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.

-10%
sach-di-nghi-luan-mua-sach-hay

Dị nghị luận Đồng chân dung – Đặng Thân

140.000 ₫ 126.000 ₫
Mời Mua Sách
Xem Nhanh
-9%
20231122_210255

Chẩn Đoán Phân Biệt Chứng Trạng Trong Đông Y

358.000 ₫ 325.000 ₫
Mời Mua Sách
Xem Nhanh
-10%
CHỨNG HẬU TRONG ĐÔNG Y

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CHỨNG HẬU TRONG ĐÔNG Y

350.000 ₫ 315.000 ₫
Xem tiếp
Xem Nhanh