-5%
tu-bi-am-2019-mua-sach-hay

Từ Bi Âm (Tái bản 2019)


TỪ KHÓA: .

Tình Trạng: Còn hàng

Trọn Bộ Đầy Đủ Nhất!

Tòa soạn : Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học
Kích thước : 16 x 24 cm
Số lượng :  18 tập, 235 số
Hình thức bìa : Bìa cứng, ép kim
Năm xuất bản:  1932 – 1945
Nhà xuất bản Khác

4.500.000 ₫ 4.275.000 ₫


Giá trị & dịch vụ cộng thêm:
Giao hàng nhanh chóng trong 24h.
Miễn phí giao hàng từ 199k ở nội thành HCM.
Tìm sách theo yêu cầu của quý độc giả.

Chuyên Mục: , , .

Đặt Sách Nhanh: 0932.604.409 ( Mr . TRI ) hoặc Zalo: 0932.604.409

Email: [email protected]

Từ Bi Âm (Tái bản 2019)

Từ Bi Âm thuộc Hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học ra số đầu tiên 01-02-1932. Người sáng lập Cư sĩ Phạm Ngọc Vinh. Chủ nhiệm: Hòa thượng Lê Khánh Hòa, Chánh Hội trưởng Ban Trị sự Hội NKNCPH. Chủ bút: Hòa thượng Bích Liên. Trải 14 năm tồn tại, báo ra được 235 số. Số cuối cùng 234-235 ra tháng 6&7-1945. Báo chí Phật giáo trước 1975, về thời gian tồn tại và số báo ra nhiều nhất Từ Bi Âm chỉ kém Từ Quang (tồn tại 18 năm từ 1958-1975 ra được 265 số) và Đuốc Tuệ (255 số). Từ Bi Âm ở Nam cùng Viên Âm ở Trung, Đuốc Tuệ ở Bắc là ba tờ báo có vai trò quan trọng trong phong trào chấn hưng Phật giáo giai đoạn 1930-1945.

Từ Bi Âm có khổ báo 16×24 cm với số trang trung bình là 50, ra đều đặn mỗi tháng hai kỳ vào ngày 1 và ngày15 suốt sáu năm. Từ năm thứ 7 (số 145 tháng 01-1938) trở đi báo ra mỗi tháng một kỳ. Từ số 190 trở về sau bài vở sa sút báo ra không đều thường in các kinh Địa Tạng, Pháp bảo đàn… Từ số 222-235 báo chỉ còn mỗi kỳ 16 trang, khổ báo lúc to lúc nhỏ, lúc giấy thường, có lúc giấy dó, in ấn lem luốc khó đọc và thường làm số đôi.

Nhân sự Từ Bi Âm cũng có sự thay đổi. Ban đầu bìa số 2 của báo chỉ ghi chủ nhơn sáng lập là Phạm Ngọc Vinh, chủ nhiệm: HT. Lê Khánh Hòa. Từ số 36 ghi thêm chủ bút là HT. Bích Liên, phó chủ bút: ĐĐ. Liên Tôn mặc dù trước đó hai ngài đã cộng tác đắc lực. Từ số 45, tức sau khi báo ra gần hai năm đề HT. Nguyễn Chánh Tâm thay thế HT. Lê Khánh Hòa làm chủ nhiệm đến số 134 thì Trần Nguyên Chấn lên thay thế cho đến số cuối cùng. Số 163, 6-1939, thấy đề pháp sư Liên Tôn làm chủ bút và Từ Bi Âm không còn chức danh phó chủ bút. Đến số 198, 6-1942, ngài Liên Tôn cũng thôi làm chủ bút, báo chỉ còn chủ nhơn là Phạm Ngọc Vinh và chủ bút Trần Nguyên Chấn. Số 222 ra vào tháng 6-1944 chỉ còn mỗi chủ nhiệm là Trần Nguyên Chấn, đề ở cuối báo.

tu-bi-am-2019-mua-sach-hay

Hình thức của Từ Bi Âm được đầu tư chỉn chu và nhất quán, luôn sử dụng loại giấy tốt, chừa viền rộng hơn rất nhiều so với những tờ báo cùng thời. Các khung viền của bìa và các trang ruột cũng được o bế rất kĩ, có cả họa sĩ vẽ bìa riêng cho báo.

Nội dung Từ Bi Âm thường có 7 mục: Luận về triết lý nhà Phật; Luân lý nhà Phật; Phiên dịch kinh Phật; Lịch sử nhà Phật; Thời sự nhà Phật; Tiểu thuyết nhà Phật; Văn uyển.

Thư viện Huệ Quang chân thành tri ân: Ni sư Như Nghĩa, Sư cô Như Tĩnh đã cho chúng tôi những số Từ Bi Âm có tại chùa Hải Ấn – Sài Gòn, Sư cô Tâm Hải chùa Giác Tâm – Sài Gòn đã tặng bộ Từ Bi Âm mà cô rất trân quý, thầy trụ trì chùa Vĩnh Khánh – Bình Định cho khoảng 10 số cuối và nhiều chùa khác tại Sài Gòn và các tỉnh mỗi nơi một vài số, anh Thanh Hải cho mượn từ số 192-200. Nếu có được một bộ Từ Bi Âm đẹp và trọn vẹn để bảo tồn và học tập đó là công sức gìn giữ và cống hiến của quý vị kể trên, chúng tôi chỉ là người tổ chức sưu tầm biên tập lại. Từ Bi Âm ra đời đã hơn 80 năm, số lượng lại nhiều đến 235 số, báo tồn tại suốt 14 năm nên thăng trầm qua nhiều giai đoạn, báo những năm cuối rất khó tìm. Sưu tầm cho đủ bộ thật là hi hữu. Đến thời điểm hiện tại chúng tôi vẫn còn thiếu các số: 201-210, 211, 212, 215, 217, 221, 228. Các số từ 192-235 mà chúng tôi có được cũng không nguyên vẹn.

Chúng tôi dự định ấn hành Từ Bi Âm thành hai đợt. Đợt 1 đến số 120, chia làm 10 tập ứng với 5 năm đầu, mỗi tập 12 số (nửa năm). Những số còn lại sẽ ấn hành trong đợt 2.

Năm 1935, Từ Bi Âm ra quyển thứ nhất về Tịnh độ tông, trích lục những bài viết về Tịnh độ trong Từ Bi Âm để xiển dương pháp môn Tịnh độ. Năm 1936 tiếp tục ra quyển thứ hai và cuối sách có giới thiệu ra tiếp quyển ba. Không biết ra đến quyển thứ mấy, chúng tôi chỉ có hai quyển đầu, dự kiến sưu tầm đầy đủ sẽ đóng thành một quyển phụ lục. Một số sách khác của Hội NKNCPH chúng tôi cũng dự định đóng thành một vài phụ lục.

Trong khi số hóa Từ Bi Âm, chúng tôi phát hiện năm đầu Từ Bi Âm (từ số 1-24) được in hai đợt. Đợt in thứ hai có sửa vài lỗi chính tả, riêng bìa hai của mỗi báo giữa hai đợt in có sự khác biệt vài chỗ như bản in sau có nhiều tên hội viên của Hội NKNCPH hơn bản đầu. Chúng tôi phối hợp giữa hai bản in để có được bản lành lặn, rõ ràng, không câu nệ sự dị biệt nhỏ trên.

Bìa Từ Bi Âm khá nhiều so với những báo đã số hóa trước đây và là bìa hai mặt, chúng tôi thử tìm nhiều cách in để chi phí xuống thấp nhưng chất lượng không đạt, cuối cùng đành phải in màu trên giấy couché, phí in cả bìa mềm và bìa cứng chiếm hơn một phần ba nên giá thành có cao hơn ít nhiều so với những bộ trước đây.

Ghi chú ấn hành phần 2 Từ Bi Âm, tháng 05-2015

Trong đợt 2 này, được HT. Thích Minh Thanh chùa Bửu Sơn – Sài Gòn, Quý ni sư chùa Huệ Lâm – Sài Gòn tặng/ cho mượn báo, Từ Bi Âm vẫn còn thiếu các số: 201, 202, 203, 206, 207, 208, 209, 210 và 228. Từ 16 số thiếu còn 9 số thiếu, tức tìm thêm được 7 số. Chúng tôi đã cố gắng liên hệ nhiều nơi nhưng vẫn không có được 9 số trên. Đáng tiếc nhất là thiếu số 228, làm mất mạch liên tục. Theo yêu cầu của bạn đọc Thư viện tiếp tục ấn hành phần hai, những số thiếu sẽ bổ sung sau.

Phần hai từ số 121-235 sẽ được đóng thành 8 tập. Năm 1937 báo vẫn ra nửa tháng/kỳ và số trang ổn định nên chia thành 2 tập như 10 tập đã ấn hành trong đợt 1. Từ năm 1938 về sau báo ra mỗi tháng/kỳ với số trang trung bình từ 40-60. Từ năm 1942 trở đi số trang chỉ còn 32 và giảm dần xuống còn 16, đóng gộp 2 năm thành 1 tập.

Tập 11: 121-132 (1937)
Tập 12: 133-144 (1937)
Tập 13: 145-156 (1938)
Tập 14: 157-168 (1939)
Tập 15: 169-180 (1940)
Tập 16: 181-192 (1941)
Tập 17: 193-216 (1942-1943)
Thiếu 8/24 số: 201, 202, 203, 206, 207, 208, 209, 210. Dự kiến khi sưu tầm được sẽ in thành một tập đầy đủ để thay thế tập này.
Tập 18: 217-235 (1944-1945)
Thiếu số 228. Dự kiến khi sưu tầm được số 228 sẽ đóng lại để thay thế tập 18, hoặc đóng chung với tập 17 khi tập 17 được sưu tầm đủ để đỡ mất chi phí.

Từ Bi Âm những năm cuối giấy in quá thất thường, chất lượng rất kém, báo lại hiếm không có nhiều bản để chọn, các nhân viên thư viện đã cố gắng hết mình để “cứu” những trang bị “ung thư” (từ các em thường chỉ các trang quá xấu trong khi xử lý ảnh) nhưng không thể nào bằng những số từ 150 về trước, vốn được in ấn rất đẹp. Năm cuối, nội dung của các trang cuối (15-16) thậm chí in lên bìa 3 và bìa 4, báo không còn bìa. Trang 11-12 số 200 bị lõm một khoảng mà không có báo thay thế.

Sau khi ra trọn bộ, bên cạnh bộ đẹp chúng tôi tiến hành in thêm bộ thường (không in màu bìa các số nhỏ bên trong). Bộ thường vẫn đóng bìa cứng và in trên giấy Ford kem như bộ đẹp nhưng không in màu các số nhỏ bên trong trên giấy couché, giá thành bộ này sẽ giảm xuống hơn 1/3 so với bộ đẹp.

Huệ Quang, 15-05- 2015
Thích Không Hạnh

Ghi chú in lần thứ 2, 05-2019

Đầu năm 2015, Thư viện in Từ Bi Âm lần thứ nhất. 120 số đầu được chia thành 10 tập, mỗi tập 12 số, ứng với nửa năm 1 tập (báo lúc này nửa tháng ra 1 số, 1 năm 24 số).
Giữa năm 2015, Thư viện tiếp tục in phần 2 Từ Bi Âm, từ số 121-235, chia thành 8 tập. Trong 8 tập này, 2 tập 17 và 18 vần còn khuyết 9 số.

Trong bốn năm trở lại đây, chúng tôi sưu tầm được thêm 8/9 số thiếu, chủ yếu sao chụp từ tàng thư của thầy Thích Như Tịnh ở chùa Viên Giác, Hội An. Cho đến hiện tại Từ Bi Âm còn thiếu 1 số 228 chưa thể tìm ra. Trải 15 năm ra 235 số, số cuối cùng cách nay 75 năm, trong điều kiện và ý thức bảo vệ tư liệu ở nước ta, Từ Bi Âm sưu tầm được như thế cũng đã là một điều hi hữu rồi. Chúng tôi quyết định in bổ sung mà không đợi số 228 nữa.

Trước đây, những số sưu tầm bổ sung: 201, 202, 203, 206, 207, 208, 209, 210 dự kiến đóng vào tập 17 để cho bạn đọc dễ mua thay thế tập cũ, nhưng sau khi xử lý ghép trang vào thì tập 17 quá dày mà tập 18 quá mỏng làm mất tính cân đối toàn tập. Vì vậy, chúng tôi ghép vào và chia lại 2 tập 17 và 18 cho hài hòa. Kết quả, Từ Bi Âm in lần thứ 2 này, chúng ta có 18 tập như sau:

Tập 1: 01-12 (1932)
Tập 2: 13-24 (1932)
Tập 3: 25-36 (1933)
Tập 4: 37-48 (1933)
Tập 5: 49-60 (1934)
Tập 6: 61-72 (1934)
Tập 7: 73-84 (1935)
Tập 8: 85-96 (1935)
Tập 9: 97-108 (1936)
Tập 10: 109-120 (1936)
Tập 11: 121-132 (1937)
Tập 12: 133-144 (1937)
Tập 13: 145-156 (1938)
Tập 14: 157-168 (1939)
Tập 15: 169-180 (1940)
Tập 16: 181-192 (1941)
Tập 17: 193-210 (1942-1943)
Tập 18: 211-235 (1943-1945, thiếu 228)

Ấn bản lần này, bên cạnh việc bổ sung những số thiếu sưu tầm được, chúng tôi cũng thay đổi hình thức của bộ báo. Bìa được ép kim và gáy bo tròn, khác nhiều so với mẫu cũ. Do vậy, bạn đọc đã mua bộ cũ muốn bổ sung những số thiếu có thể liên hệ Thư viện đăng ký, để Thư viện in một tập mỏng theo mẫu cũ cho các bạn.

Huệ Quang, cuối xuân Kỷ Hợi, 2019
Không Hạnh cẩn chí

mua-sach-hay

MUA SÁCH HAY TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU!

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.

-10%
sach-di-nghi-luan-mua-sach-hay

Dị nghị luận Đồng chân dung – Đặng Thân

140.000 ₫ 126.000 ₫
Mời Mua Sách
Xem Nhanh
-9%
20231122_210255

Chẩn Đoán Phân Biệt Chứng Trạng Trong Đông Y

358.000 ₫ 325.000 ₫
Mời Mua Sách
Xem Nhanh
-10%
CHỨNG HẬU TRONG ĐÔNG Y

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CHỨNG HẬU TRONG ĐÔNG Y

350.000 ₫ 315.000 ₫
Xem tiếp
Xem Nhanh