Thư Pháp Khải Lệ

Thư Pháp Khải Lệ Hành Thảo



Tình Trạng: Còn hàng

Tác giả:Lê quý Ngưu – Lương Tú Vân

– Nhà xuất bản:Thuận hóa

– Số trang:485

– Kích thước:19x27cm

– Năm xuất bản :1999

– Hình thức bìa :bìa mềm

149.000 ₫


Giá trị & dịch vụ cộng thêm:
Giao hàng nhanh chóng trong 24h.
Miễn phí giao hàng từ 199k ở nội thành HCM.
Tìm sách theo yêu cầu của quý độc giả.

Chuyên Mục: , .

Đặt Sách Nhanh: 0932.604.409 ( Mr . TRI ) hoặc Zalo: 0932.604.409

Email: [email protected]

Thư Pháp Khải Lệ Hành Thảo

Hiểu một cách đơn giản, thư pháp (书法) là các cách viết các chữ Hán, biểu hiện được đặc điểm và hàm ý của các chữ đó, khiến chúng trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Thư pháp chữ Hán được chia thành thư pháp bút cứng và thư pháp bút mềm.
Từ xưa đến nay, về các thể chữ thư pháp có năm loại chính: Triện, Lệ, Khải, Hành, Thảo. Những thể chữ này không ngừng biến đổi tùy theo sự phát triển của lịch sử và đời sống xã hội.
Triện thư (篆书), hay còn gọi là chữ Triện, là một kiểu chữ thư pháp Trung Quốc cổ. Tuy nhiên theo ghi chép, chữ Triện không phải là loại văn tự xuất hiện đầu tiên, mà là những chữ tượng hình được khắc trên mai rùa hay xương động vật, gọi là “Giáp cốt văn”. Đến thời Chu Tuyên Vương, một vị quan thái sử đã chỉnh lý những cổ văn thành một thể chữ mới, gọi là chữ Đại Triện. Ở giai đoạn này, không có một loại chữ viết thống nhất. Đến khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, lập ra nhà Tần, đồng thời ông cũng hợp nhất và chỉnh sửa các thể chữ trước đó, tạo ra thể chữ “Tiểu Triện”, chính là thể chữ Triện hiện giờ. Đây có thể coi là kiểu chữ thống nhất đầu tiên của Trung Quốc.
Sau này, bởi vì chữ Triện viết rất phức tạp, và cũng khá tốn sức, nên người đã đã sáng tạo ra thể chữ Lệ (隶书). Chữ Lệ có cách viết đơn giản hơn, nét bút cũng đơn giản hơn các thể chữ trước đó. Chữ Lệ được sử dụng phổ biến ở thời Hán, nét đặc sắc của nó là tự hình mở rộng sang hai bên, nét chữ cứng cỏi, gấp vuông, phóng khoáng, nét bút lên xuống, nặng nhẹ rõ ràng.

Thời Hán còn xuất hiện Hành thư, Thảo thư và Khải thư. Vì để tăng nhanh tốc độ viết, nên khi viết người ta thường nối liền nét bút trên với dưới, dần dần hình thành Thảo thư (草书). Đặc điểm của thể chữ này là viết rất nhanh, nét bút đơn giản, tuy nhiên rất khó để người đọc nhận được mặt chữ. Có chữ Hán khi viết ở các thể khác cần nhiều nét nhưng với Thảo thư thì chỉ cần một nét, vì thế nên Thảo thư thường được dùng để tốc ký, viết nháp bản thảo. Một thể chữ thảo rất nổi tiếng đó là “Cuồng thảo” (狂草) của Hoài Tố, khi nhiều chữ có thể nối với nhau chỉ bằng một nét.
Thể chữ Hành (行书) là một thể chữ bắt nguồn từ chữ Thảo, tuy nhiên Hành thư dễ đọc và dễ nhận biết hơn chữ Thảo. Hành thư chia làm hai thể: một thể là chân hành, lối viết rõ ràng, quy củ, gần với Khải thư; một thể là hành thảo, lối viết khá phóng túng, gần với Thảo thư.
Cùng thời, trong khi sử dụng Lệ thư, người ta cho rằng cách viết từng nét từng nét của Lệ thư quá phiền phức, đồng thời cũng không thích Thảo thư vì khó nhận chữ. Cho nên, người ta đã dựa trên nền tảng thể chữ Lệ sáng tạo ra thể chữ Khải (楷书). Khải thư là thể chữ tiêu chuẩn, đặc điểm của thể chữ này là ngay ngắn, rõ ràng, dễ nhận và dễ nhìn. Hiện nay trên báo chí, sách vở chúng ta đều có thể bắt gặp Khải thư. Việc học thư pháp từ xưa đến nay đều bắt đầu từ Khải thư, khi thuần thục với chuyển sang Hành thư, Thảo thư, Triện thư hay Lệ thư.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.

-10%
sach-di-nghi-luan-mua-sach-hay

Dị nghị luận Đồng chân dung – Đặng Thân

140.000 ₫ 126.000 ₫
Mời Mua Sách
Xem Nhanh
-9%
20231122_210255

Chẩn Đoán Phân Biệt Chứng Trạng Trong Đông Y

358.000 ₫ 325.000 ₫
Mời Mua Sách
Xem Nhanh
-10%
CHỨNG HẬU TRONG ĐÔNG Y

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CHỨNG HẬU TRONG ĐÔNG Y

350.000 ₫ 315.000 ₫
Xem tiếp
Xem Nhanh