-10%
quan-tri-dua-vao-tri-thuc-mua-sach-hay

QUẢN TRỊ DỰA VÀO TRI THỨC – SÁCH TÁI BẢN



Tình Trạng: Còn hàng

Tác giả: Ikujiro Nonaka – Ryoko Toyama & Turo Hirata
Dịch giả: Võ Kiều Linh
Thể loại: Kinh tế – Quản trị
Khổ sách: 14.5×20.5
Số trang: 504
Loại bìa: Bìa mềm

130.000 ₫ 117.000 ₫


Giá trị & dịch vụ cộng thêm:
Giao hàng nhanh chóng trong 24h.
Miễn phí giao hàng từ 199k ở nội thành HCM.
Tìm sách theo yêu cầu của quý độc giả.

Chuyên Mục: , , , .

Đặt Sách Nhanh: 0932.604.409 ( Mr . TRI ) hoặc Zalo: 0932.604.409

Email: [email protected]

Không phải ngẫu nhiên mà cụm từ “Kinh tế tri thức”, nói đầy đủ là “Nền kinh tế tạo ra giá trị và phát triển chủ yếu dựa vào tri thức” (knowledge-based economy), trở thành câu nói cửa miệng của xã hội trong những năm gần đây.

Trong bối cảnh nền “kinh tế cơ bắp” (tạo ra giá trị chủ yếu dựa vào lao động phổ thông, nhân công giá rẻ) và nền “kinh tế đào mỏ” (dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên) trở nên lỗi thời, mang lại giá trị thấp hoặc gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn, nền kinh tế tri thức thực sự nhận được mối quan tâm đặc biệt vì mang lại giá trị cao và phát triển bền vững.

Ở cấp độ doanh nghiệp, nếu nhìn dưới khía cạnh cách thức, cơ sở tạo ra giá trị, có thể tạm chia thành 4 loại công ty phổ biến: 1. Loại công ty đặc quyền (kiếm tiền chủ yếu dựa vào các mối quan hệ để đặc quyền tài nguyên hay trục lợi chính sách); 2. Loại công ty đầu cơ (kiếm tiền chủ yếu dựa vào giới đầu cơ, chụp giật, ăn xổi ở thì); 3. Loại công ty cơ bắp (kiếm tiền chủ yếu dựa vào lao động phổ thông và nhân công giá rẻ); 4. Loại công ty tri thức (tạo ra giá trị cao chủ yếu dựa vào chất xám, trí tuệ của đội ngũ).

Rõ ràng, nói đến nền kinh tế tri thức không thể không nói đến một bộ phận cấu thành rất quan trọng là “công ty tri thức” (knowledge-based company) và “nhân viên tri thức” (knowledge worker). Điều ngạc nhiên là ở Việt Nam, khác với “kinh tế tri thức”, khái niệm “công ty tri thức”, “nhân viên tri thức” ít được nhắc đến. Thậm chí, thử tìm “công ty tri thức” với công cụ tìm kiếm Google thì kết quả đưa lại rất ít ỏi, cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Đó là chưa nói đến một loạt câu hỏi lớn đặt ra nhưng gần như vẫn chưa có được câu trả lời thỏa đáng, chẳng hạn như “công ty tri thức” được hiểu như thế nào? Xây dựng và vận hành nó ra sao? Có gì khác biệt so với các loại công ty “truyền thống” trước nó hay không?…
quan-tri-dua-vao-tri-thuc-mua-sach-hay

Peter Drucker, người được mệnh danh là “cha đẻ” của quản trị kinh doanh hiện đại, đã bắt đầu nói tới khái niệm “knowledge worker” (nhân viên sáng tạo / nhân viên tri thức) từ năm 1959! Sự kiện này đã kích thích nhiều thảo luận sôi nổi về lý thuyết và thực hành của “quản lý tri thức” (knowledge management).

Trong thực tế của giới kinh doanh, việc quản lý tri thức đầu tiên được thể hiện dưới hình thức đầu tư vào công nghệ thông tin (IT) hay nghiên cứu phát triển (R&D), nhưng thực ra cách hiểu này là một sai lầm, vì đó là hậu quả của việc hiểu sai nghiêm trọng rằng quản lý tri thức chỉ là vấn đề lưu trữ, chuyển giao, và sử dụng hiệu quả thông tin. Và bản thân cụm từ “quản lý” cũng gây hiểu nhầm chỉ là quản trị hay giám sát hệ thống thông tin.

Thực tế, tri thức (knowledge) khác nhau về bản chất so với thông tin (information) và các nguồn lực vật chất (physical resources) khác, và phải hiểu được bản chất chủ yếu của tri thức, thì mới có thể chia sẻ hay sử dụng nó, và quan trọng hơn là có thể sáng tạo nó một cách hiệu quả.

Ngày nay cả giới học thuật lẫn giới kinh doanh đều nhất trí rằng để sáng tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh, vấn đề không chỉ là quy mô và phạm vi; mà đòi hỏi phải có sự đổi mới (innovation) liên tục và mạnh mẽ của doanh nghiệp. Vì vậy, việc quản lý các tài sản vô hình (intangible asset) cũng như những tri thức kinh doanh và kỹ thuật là vấn đề then chốt để thành công trong thị trường toàn cầu mang tính mở, cạnh tranh cao và nhiều thay đổi.

Lý thuyết của nhóm tác giả cuốn sách này, đứng đầu là Giáo sư Ikujiro Nonaka, song hành với quan điểm về quá trình của doanh nghiệp, xuất phát từ triết học về quá trình (process philosophy) của Alfred North Whitehead. Lý thuyết này nhận ra bản chất luôn biến động, có tương quan với nhau của quá trình sáng tạo tri thức. Điều này trái với quan điểm truyền thống cho rằng tri thức là vật chất độc lập và xem doanh nghiệp là một cỗ máy xử lý thông tin tĩnh: lấy thông tin từ môi trường vào, xử lý, và đặt những mục tiêu đầu ra để thích nghi với môi trường.

Theo triết học về quá trình, tri thức không phải là vật chất hay sự vật tĩnh tại, mà là một quá trình (process) luôn thay đổi trong tương tác của một phạm vi các mối quan hệ luôn mở rộng. Vì vậy, để hiểu được tri thức, chúng ta phải xét đến quá trình con người tương tác và thay đổi. Lý thuyết của Nonaka xem tri thức là một quá trình năng động, xem doanh nghiệp là một chủ thể biện chứng trong các mối quan hệ chủ động với môi trường. Sự tồn tại của tri thức và của doanh nghiệp không độc lập với môi trường mà nằm trong môi trường, trong mối quan hệ với các đối tượng khác, xuất hiện trong tương tác với đối tượng khác, và định hình lại bản thân và đối tượng khác cùng với môi trường thông qua những tương tác đó. Lý thuyết sáng tạo tri thức dựa trên quan điểm xem thế giới với mọi vật trong đó là một “dòng chảy” (flow) liên tục

Nonaka cho rằng: “Những nguyên tắc quản lý truyền thống không còn thích hợp cho quản lý tri thức và nên được điều chỉnh, để những năng lực dựa trên tri thức (knowledge-based capability) của công ty có thể được quản lý một cách hiệu quả. Các ý niệm truyền thống về chiến lược, quản lý nhân lực, tài chính, và tiếp thị cũng nên được xem xét lại và điều chỉnh, nhằm quản lý những tri thức phục vụ cho lợi thế cạnh tranh”.

“Quản trị tri thức” (knowledge management) có lẽ là lĩnh vực mới nhất trong quản trị nói chung, với lịch sử chỉ khoảng 30-40 năm trở lại đây mà thôi, nhưng đã có những bước tiến vũ bão, nhất là ở những công ty và những quốc gia phát triển chủ yếu dựa vào công nghệ /tri thức/ bí quyết… Và nhờ vào mô hình kinh tế và mô hình doanh nghiệp “dựa vào tri thức” này mà nhiều công ty và một số quốc gia đã, đang và sẽ tiếp tục dẫn đầu.

Giáo sư Nonaka, một trong những người đi tiên phong trong lĩnh vực này, được giới quản trị xem là một “Peter Drucker mới” trong vai trò là một lý thuyết gia về quản trị. Năm 2005, ông là người châu Á duy nhất được nhật báo Phố Wall (Wall Street Journal) bầu chọn là “một trong 20 nhà tư tưởng quản trị có ảnh hưởng nhất thế giới”. Sự nghiệp nghiên cứu và lý thuyết sáng tạo tri thức của ông được biết đến ở Mỹ và Châu Âu còn nhiều hơn là ở Nhật Bản, quê hương của ông.

Được chấp bút bởi học giả hàng đầu về “quản trị tri thức”, tác phẩm “Quản trị dựa vào tri thức” của Nonaka mở rộng và bổ sung cho lý thuyết về quản trị tri thức hiện có, đồng thời cũng khảo sát việc quản lý tri thức như là một khái niệm toàn cầu và phù hợp với bất kỳ công ty nào muốn phát triển bền vững “dựa vào tri thức” trong môi trường kinh doanh nhiều thay đổi.

Cuối cùng, có thể nói, đây là cuốn sách không-thể-không-đọc đối với các nhà quản trị và những ai quan tâm tới nền “kinh tế tri thức”, “công ty tri thức”, “nhân viên tri thức”, và đặc biệt đối với những ai muốn tìm hiểu về một mô hình doanh nghiệp của tương lai.

Giản Tư Trung (Hiệu trưởng trường Doanh Nhân PACE)
MUA SÁCH HAY TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU!

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.

-10%
sach-di-nghi-luan-mua-sach-hay

Dị nghị luận Đồng chân dung – Đặng Thân

140.000 ₫ 126.000 ₫
Mời Mua Sách
Xem Nhanh
-9%
20231122_210255

Chẩn Đoán Phân Biệt Chứng Trạng Trong Đông Y

358.000 ₫ 325.000 ₫
Mời Mua Sách
Xem Nhanh
-10%
CHỨNG HẬU TRONG ĐÔNG Y

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CHỨNG HẬU TRONG ĐÔNG Y

350.000 ₫ 315.000 ₫
Xem tiếp
Xem Nhanh