-10%
phi-lac-nao-hoa-ky-mua-sach-hay

Phi Lạc Náo Hoa Kỳ – Hồ Hữu Tường


TỪ KHÓA: .

Tình Trạng: Còn hàng

Tác giả : Hồ Hữu Tường

Kích thước : 13 x 19 cm

Số trang : 304 trang

Năm xuất bản : 1964

Hình thức bìa : Bìa mềm, có tay gấp

Nhà xuất bản : Huệ Minh

140.000 ₫ 126.000 ₫


Giá trị & dịch vụ cộng thêm:
Giao hàng nhanh chóng trong 24h.
Miễn phí giao hàng từ 199k ở nội thành HCM.
Tìm sách theo yêu cầu của quý độc giả.

Chuyên Mục: .

Đặt Sách Nhanh: 0932.604.409 ( Mr . TRI ) hoặc Zalo: 0932.604.409

Email: [email protected]

Phi Lạc Náo Hoa Kỳ – Hồ Hữu Tường

Tiểu thuyết là thể loại sáng tác phong phú nhất của Hồ Hữu Tường, có thể chia làm hai loại: xã hội và trào phúng.
– Khuynh hướng xã hội (đấu tranh) có những bộ Gái nước Nam làm gì?, gồm 2 quyển: Thu Hương và Chị Tập (Nxb Sống Chung, 1949), Thuốc trường sanh, 3 cuốn: Xây mộng, Phúc đức và Vẹn nguyền (Huệ Minh, 1964); Hồn bướm mơ hoa, 4 cuốn: Mai Thoại Dung , Ông thầy Quảng, Tam nhơn đồng hành và Bủa lưới người (Nam Cường, 1966) và những tác phẩm khác như Kế thế , tiểu thuyết dã sử, (Huệ Minh, 1964), Người Mỹ ưu tư (tác giả xuất bản tại Pháp, 1968) viết về bối cảnh và thân phận những đứa con lai Mỹ-Việt.
– Khuynh hướng trào phúng có bộ Ngàn năm một thuở hay Một thuở ngàn năm, gồm 4 quyển đã in Phi Lạc sang Tàu (Sống Chung, 1949), Phi Lạc náo Hoa Kỳ (Vanay, Paris, 1955), Tiểu Phi Lạc náo Sàigòn (Nam Cường, 1966) Diễm Hồng xuất giá (Nam Cường, 1966).
Tự truyện và hồi ký: Thằng Thuộc con nhà nông tự truyện (An Tiêm, 1966) và cuốn hồi ký Bốn mươi mốt năm làm báo (Trí Đăng, Saì Gòn ; Đông Nam Á, Paris, 1984). Ngoài ra còn một cuốn hồi ký tiếng Pháp, Un fetu de paille dans la tourmente (Cọng rơm dập vùi), viết tại Paris năm 1969, chưa in.

Hồ Hữu Tường là một trong những nhà văn có cách viết tự thuật và hồi ký vô cùng duyên dáng, hóm hỉnh, mà lại phản ảnh được cuộc đơì thăng trầm đầy sôi động của một người làm cách mạng bằng ngòi bút. Nhờ hai cuốn Thằng Thuộc con nhà nông và Bốn mươi mốt năm làm báo mà người đọc không những có thể biết rõ tiểu sử, tâm sự, con đường đấu tranh và xuất xứ mỗi tác phẩm của Hồ Hữu Tường, mà còn thấy được chân dung và tâm tình của những nhà ái quốc khác như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu trong bối cảnh hoạt động của họ, liên hệ đấu tranh, tư tưởng, tương quan lực lượng giữa những cá nhân hay đoàn thể đã hoạt động cùng thời với họ.

phi-lac-nao-hoa-ky-mua-sach-hay

Với Thằng Thuộc con nhà nông, Hồ Hữu Tường vừa muốn xác nhận nguồn gốc nông dân , vừa muốn bác bỏ tính duy vật mà chủ nghĩa Mác Lê gán ghép cho họ: Hồ đề cao tính duy linh trong tâm hồn Việt như một cá tính độc đáo không thể loại trừ: tin tướng số, qủy thần, sấm trạng, điềm, vận  Hồ không hề đứng ở địa vị nhà khoa học để phán xét nhân dân, ông luôn luôn đứng về phía quần chúng bình dân để nhìn đời. Toàn bộ triết lý sống của Hồ Hữu Tường dường như nằm trong mấu chốt đó, ông sống và viết như một nông dân chính hiệu. Muốn được như vậy, trước tiên, ông phải «» nông dân (mặc dù có học). Hồ đã thành công trong sự «» ấy. Từ lúc chưa ra đời, Hồ đã là «nông dân» trong lòng mẹ: sinh trong điềm và sấm. Hồ tự «khai sinh» cho mình trong lòng dân tộc, từ dân tộc tính Việt Nam.
Họ Hồ thật, gốc nông dân thật, ở Hồ không có dấu vết giả dối nào, từ nguồn gốc đến danh hiệu, có lẽ để đối chiếu với một sự giả mạo họ tên khác của người cùng thời trong lịch sử.

Gia đình họ Hồ, khi Tây Sơn thua, chạy đến miệt Cái Răng là đã kiệt quệlắm. Hồ Hữu Tường thuật lại rằng: «Tía tôi, Hồ Văn Sây, lớn lên trong cảnh nghèo nàn, thất học từ nhỏ, ông được cả làng chú ý vì tánh tình ngay thẳng, cương trực, hiền lành» (Thằng Thuộc con nhà nông, trang 14-15). Mẹ Hồ Hữu Tường, bà Võ Thị Nữ, tuy con nhà giàu nhưng mồ côi cha năm mười hai tuổi, mẹ tái giá để con lại cho bà cô (giàu) nuôi; cô gả Nữ cho Sây (người làm công) vì muốn cháu gái có chồng họ Hồ, «họ của ba vua» ( Quý Ly, Thái Đức, Quang Trung).
Ngoài cha mẹ, Hồ Hữu Tường còn nhắc đến một nhân vật khác, khá huyền bí là Thầy Quảng (gọi là Thầy Quảng vì có giọng nói Quảng Nam). Thầy Quảng, người đỡ đầu, vừa là thầy bói, vừa là đạo sư, và là đảng trưởng đảng Bửu Sơn Kỳ Hương, đã ảnh hưởng sâu xa đến cha con Hồ Hữu Tường. Khi Hồ ra đời, Thầy Quảng bói một quẻ: «Năm Canh Tuất, tháng ba, ngày hai mươi chín, giờ dần thì tốt lắm, mà cũng xấu lắm. (Nếu) Không có «Tuần» và «Triệt» thì số này là số Đế vương» (trang 24). Rồi Thầy Quảng đặt tên: «… đặt tên cho nó là Hồ Hữu Tường, nghĩa là họ Hồ có điềm lành. Nó có «văn xương», «văn khúc» thì ắt không phải là nông dân như ông cha. Ít nữa cũng là một văn sĩ. […] Vậy tôi đặt cho nó cái tự là Khổng Cưu, ứng vào câu «khổng cưu đắc hữu tường». Khổng là to, cưu là bói, Khổng Cưu Đắc Hữu Tường là bói một cái bói to mà được điềm lành» (trang 26). Thầy Quảng còn đặt tên hiệu là Bửu Liên (vì hôm sanh Tường, tía nằm mộng thấy có người đem tặng một đóa sen quý). Tất cả những «điềm», «số» và «sao» như vậy đã «vận» vào Tường từ lúc ra đời: Tường mang «mệnh đế vương», chào đời với «sứ mạng hưng vượng dòng họ», «tân tạo quốc gia», «giải phóng dân tộc». Rủi thay, cái tên chữ «Hữu Tường» đang gánh những kỳ vọng «hay ho» như vậy, lại bị kỵ húy đúng tên ông dượng ghẻ (chồng thứ nhì của bà ngoại), Hữu Tường bèn bị tía đổi tên là thằng Thuộc cho gọn, bởi nó đọc đâu thuộc đấy !

mua-sach-hay

MUA SÁCH HAY TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU!

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.

-10%
sach-di-nghi-luan-mua-sach-hay

Dị nghị luận Đồng chân dung – Đặng Thân

140.000 ₫ 126.000 ₫
Mời Mua Sách
Xem Nhanh
-9%
20231122_210255

Chẩn Đoán Phân Biệt Chứng Trạng Trong Đông Y

358.000 ₫ 325.000 ₫
Mời Mua Sách
Xem Nhanh
-10%
CHỨNG HẬU TRONG ĐÔNG Y

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CHỨNG HẬU TRONG ĐÔNG Y

350.000 ₫ 315.000 ₫
Xem tiếp
Xem Nhanh