sach-nhung-bai-da-su-viet-mua-sach-hay

Những Bài Dã Sử Việt



Tình Trạng: Liên Hệ Khi Có Hàng

Tác giả: Tạ Chí Đại Trường
Nhà xuất bản: NXB Tri Thức
Công ty phát hành: Nhã Nam
Số trang: 446
Hình thức bìa: Bìa mềm
Ngày xuất bản: 06/2016
Trọng lượng (gr):540

90.000 ₫


Giá trị & dịch vụ cộng thêm:
Giao hàng nhanh chóng trong 24h.
Miễn phí giao hàng từ 199k ở nội thành HCM.
Tìm sách theo yêu cầu của quý độc giả.

Hết hàng

Chuyên Mục: , , .

Đặt Sách Nhanh: 0932.604.409 ( Mr . TRI ) hoặc Zalo: 0932.604.409

Email: [email protected]

Mặc dù đề cập nhiều vấn đề dễ gây tò mò của lịch sử cổ trung đại, như, từ bao giờ đình làng biến thành nơi diễn ra tệ ăn uống, vị địa thần ông Đống đã biến hoá thành vị nhân-nhiên thần Phù Đổng như thế nào, hay những cuộc hôn phối “loạn luân” của dòng họ Trần là đột khởi hay bình thường…, nhưng Những bài dã sử Việt rõ ràng chỉ dành cho những độc giả nghiêm túc và chuyên chú, nếu không, họ sẽ khó cảm nhận hết được sự dụng công, tỷ mỉ cũng những nét vi tế trong lập luận của tác giả. Thậm chí, nếu không đọc cho trọn, người ta hoàn toàn có thể lầm tưởng cuốn sách chỉ là sự “chồng chất một mớ trích văn của người khác”, điều mà tác giả tối kỵ.

Việc Tạ Chí Đại Trường đưa vào bài viết nhiều sử liệu hơn là các bằng chứng điền dã, hẳn một phần xuất phát từ hoàn cảnh sống của ông (do chiến tranh, ông chưa từng có cơ hội làm việc ở cơ quan nghiên cứu nào, cả đến việc dạy học là vị trí gần với nghiên cứu nhất, ông cũng chỉ làm tổng cộng khoảng hai năm rưỡi), nhưng có lẽ chủ yếu là từ quan niệm của ông đối với việc nghiên cứu. Ông cho rằng, “sử liệu thành văn chính thức của ta tuy ít nhưng chưa được khai thác đúng mức, chưa được lăn qua trở lại đủ khía cạnh để sự thực nổi lên”; và với ông, “vấn đề cốt yếu vẫn là cách nâng cao trình độ giải mã tài liệu”.
sach-nhung-bai-da-su-viet-mua-sach-hay
Ông là người có tham vọng tìm ra cái gần với sự thật quá khứ nhất, cái quá khứ như nó đã xảy ra chứ không như nó phải xảy ra, qua việc khai thác, đối chiếu các nguồn sử liệu đa dạng mà không luỵ vào chúng hay sử dụng chúng một cách tuỳ tiện. Chẳng hạn, bàn về nhân vật Lê Hoàn (Việt Nam ở thế kỷ X), từ những tài liệu mang giọng điệu miệt thị của sứ thần phương bắc và những ghi chép bóng bẩy thường để che đậy hoặc tô vẽ thêm của sử quan trong nước, cùng những dấu vết khảo cổ, ông đã vẽ nên chân dung một ông vua có cá tính của một triều đình tột đỉnh quyền hành mà sinh hoạt không xa dân chúng là bao, và mặc dù còn vụng về quê kệch nhưng cũng có vẻ hào nhoáng và niềm hãnh diện riêng.

Ông cho rằng, có những điều không thể vì tự ái dân tộc mà phủ nhận, chẳng hạn như việc Ngô Quyền đã sử dụng cơ cấu phòng thủ có sẵn trong thời Bắc thuộc để chiến thắng quân Hoằng Tháo trên sông Bạch Đằng năm 938 (Việt Nam ở thế kỷ X). Và theo ông, sự “vay mượn” này không hề làm lu mờ chiến thắng hay khiến người chiến thắng phải tự ti.

Cũng có những điều, dù bị đời sau phản bác hoặc cho là thô thiển, lại chính là sự thật. Đó là khi ông thử phân tích về Lý Nhân Tông, vị Hoàng đế suốt ngày loay hoay với việc đồng áng như một anh nông dân tham công tiếc việc, hà tiện chi li đích thực (Những Hoàng đế – điền chủ Đại Việt thế kỷ X-XIV). Tác giả coi ông là nhân vật điển hình minh chứng cho dấu vết điền chủ lãnh chúa rõ rệt ở các vị Hoàng đế của nước Đại Việt thế kỷ X-XIV, “nếu người ta không loá mắt với hào quang danh vị vua chúa, hoàng đế đắp thêm vào”.

Với cái nhìn không chịu xuôi theo lối cũ, không chịu “uy lực” của quyền bính sách vở, ông thử tiếp cận một vấn đề vẫn còn gây nhiều tranh cãi – chế độ nội hôn của họ Trần, một chế độ chẳng hề xuất hiện ở các triều vua Đại Việt trước và sau đó, mà theo giải thích thông thường là để củng cố vị thế độc tôn của dòng họ về lâu dài. Tuy nhiên, qua các sự kiện được chính sử ghi chép, ông muốn đánh tan thiên kiến của những người sau, để thấy được lý do bình thường của chế độ nội hôn này: sự gắn bó trong gia tộc có lẽ một phần do nguồn gốc di cư của họ (mới đến đất Việt khoảng một thế kỷ), khiến họ ở vào thế cô lập, cách biệt; mặt khác, sinh hoạt sông nước cũng góp phần nới rộng một số khuôn khổ đạo đức. Những cuộc hôn nhân giữa anh em chú bác ruột hay giữa chị dâu em chồng như trường hợp Trần Thủ Độ và Huệ Hậu hay Trần Cảnh và Thuận Thiên, theo ông, không phải là đột khởi mà chỉ là sự tiếp nối một sinh hoạt từng được tiến hành riêng biệt trong một gia đình, một khu vực và bởi tình thế đặc biệt đã được công khai hoá ở một mức độ rộng lớn hơn. Lề lối hôn nhân bình thường nhưng khuất lấp khi trở thành chính thức hoá, thể chế hoá, đã gây nên sự kinh ngạc, nỗi tức giận, khinh bỉ của người đời sau không cùng quan niệm với họ (Phổ hệ và chế độ nội hôn của họ Trần).

Cũng trong Những bài dã sử Việt, lần đầu tiên người đọc phát hiện nhà cổ tiền học Tạ Chí Đại Trường qua bốn bài khảo cứu chuyên biệt, trong đó bài viết ngắn nhất lại ấn tượng nhất. Trong bài Về khuôn tiền đá ở Núi Voi (Bắc Thái), chỉ từ một tấm ảnh ố vàng, ông đã chứng minh đầy thuyết phục, khuôn đúc tiền bằng đá tìm thấy ở Núi Voi không thể là của đời Đường như một số sách/giáo trình lịch sử nhận định. Nhờ đọc bài viết của ông, ông F. Thierry, một chuyên viên về tiền cổ, đã kịp thời đính chính trên Bulletin de la Société Francaise numismatique (Chuyên san của Hội Tiền cổ Pháp) số tháng 3-1997, rằng khuôn tiền đó chỉ có một lỗ khắc đồng Khai nguyên, tiền hiệu đầu Đường, thế kỷ VII; còn bảy lỗ khác là tiền hiệu Tống, thế kỷ X, XI.

Cầu thị là một phẩm chất cần thiết của người làm khoa học, và qua các bài viết,Tạ Chí Đại Trường đã bộc lộ đầy đủ phẩm chất đó, không phải như sự giả bộ nhún nhường, mà với một thái độ thật sự chân thành. Ông không e ngại thừa nhận, có những khía cạnh ông bàn đến chưa hoàn toàn sáng tỏ, lý luận chưa vững vàng thuyết phục, cách chứng minh cũng chưa hẳn đã song suốt, không có sơ hở; nhưng đồng thời bày tỏ tin tưởng những vấn đề đó, dù không xuôi theo lối cũ, vẫn có thể mở đầu cho các kiến giải sâu sắc hơn, đáng được chờ đợi hơn.

Đô Thành
mua-sach-hay
MUA SÁCH HAY TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU!

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.

-10%
sach-di-nghi-luan-mua-sach-hay

Dị nghị luận Đồng chân dung – Đặng Thân

140.000 ₫ 126.000 ₫
Mời Mua Sách
Xem Nhanh
-9%
20231122_210255

Chẩn Đoán Phân Biệt Chứng Trạng Trong Đông Y

358.000 ₫ 325.000 ₫
Mời Mua Sách
Xem Nhanh
-10%
CHỨNG HẬU TRONG ĐÔNG Y

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CHỨNG HẬU TRONG ĐÔNG Y

350.000 ₫ 315.000 ₫
Xem tiếp
Xem Nhanh