duong-thi-tuyen-dich-mua-sach-hay

Đường Thi Tuyển Dịch



Tình Trạng: Còn hàng

Trọn bộ 2 tập
Tác giả: Geoffrey Ellis,Lê Nguyễn Lưu
Dịch giả: Tố Nga
Nhà xuất bản: NXB Thuận Hóa
Hình thức bìa: Bìa cứng
Trọng lượng (gr):2150

500.000 ₫


Giá trị & dịch vụ cộng thêm:
Giao hàng nhanh chóng trong 24h.
Miễn phí giao hàng từ 199k ở nội thành HCM.
Tìm sách theo yêu cầu của quý độc giả.

Chuyên Mục: , .

Đặt Sách Nhanh: 0932.604.409 ( Mr . TRI ) hoặc Zalo: 0932.604.409

Email: [email protected]

Nhà Đường (618-907) kết thúc, lùi vào dĩ vãng hơn 1000 năm, còn thơ Đường thì vẫn sống, vẫn bất tử với thời gian, làm nên diện mạo đặc biệt của một giai đoạn văn học, khởi sắc một thời và tỏa hương mãi mãi.

Chúng ta cần hiểu khái niệm thơ Đường theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả kho tàng văn vần xuất hiện trong suốt gần 300 năm nhà Đường thống trị Trung Quốc, thuộc bất kỳ hình thức thể loại nào (trong đó luật thi là sản phẩm đặc thù nhất, tiêu biểu cho thành tựu của thời đại, mặc dùng số lượng chưa hẳn đứng hàng đầu). Thuật ngữ thơ Đường (Đường thi) phải chỉ toàn bộ thơ ca sáng tác trong suốt thời Đường, không nên hiểu theo nghĩa hẹp thơ Đường là một loại thơ bát cú (ngũ ngôn, thất ngôn) với những gò bó về thanh, niêm, vần, đối. Và cái mốc đầu (năm 618) và cái mốc cuối (năm 907) chỉ có giá trị lịch sử triều đại, cho nên phạm vi thơ Đường lại phải tính hơn 300 năm.

Trong hơn 300 năm thơ ca thời Đường có lúc thịnh suy, nhưng mỗi thời kỳ có sắc thái riêng đặc thù, có thể tạm chia thơ Đường làm 3 thời kỳ:

Thời kỳ thành lập (618-713): thơ ca chậm chạp bước qua một khúc quanh, từ chỗ mang di phong Lục Triều ủy mị mà vươn lên một phong khí mới mẻ, khẳng định sự có mặt của mình, báo hiệu một mùa nở rộ hoa xuân. Đặc biệt nổi tiếng trong thời kỳ này là bốn nhà thơ trẻ mà người đời tặng cho danh hiệu Sơ Đường tứ kiệt: Vương Bột, Dương Quỳnh, Lư Chiếu Lân, Lạc Tân Vương. Ngoài ra còn có các gương mặt ưu tú khác: Thượng Quan Nghi, Thẩm Thuyên Kỳ, Tống Chi Vấn, Trần Tử Ngang…
Thời kỳ thịnh đạt (713-846): mở đầu bằng sự kiện phục bích và sự lên ngôi của Lý Long Cơ (tức Đường Minh Hoàng). Thời kỳ này thơ ca phát triển rực rỡ, phong phú và đa dạng chưa từng có trong lịch sử văn học Trung Quốc. 3 đại diện tiêu biểu, xuất sắc nhất cho 3 dòng chủ lưu có thể kể ra: Thi tiên Lý Bạch với dòng lãng mạn, Thi thánh Đỗ Phủ với dòng hiện thực trữ tình và Thi sử Bạch Cư Dị với dòng hiện thực phê phán, rồi từ đó tỏa ra các nhóm nhà thơ khác: Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Cao Thích, Vương Xương Linh, Lý Kỳ, Thôi Hiệu, Trừ Quang Huy, Sầm Tham, Vương Chi Hoán, Nguyên Kết, Nhung Dục, Cố Huống, Lưu Trường Khanh, Vi Ứng Vật, Đào Tiềm, Lý Ích, Lư Luân, Tư Không Thự, Lý Đoan, Trương Tịch, Nguyên Chẩn, Lý Thân, Lưu Vũ Tích, Liễu Tông Nguyên, Hàn Dũ, Mạnh Giao, Lý Hạ…
Thời kỳ chuyển biến (846-907): nhà Đường xuống dốc, trong hoàn cảnh ấy văn học cũng biến chuyển theo và mang màu sắc tiêu cực, mặc dù số lượng và cả chất lượng nghệ thuật đều không giảm không yếu đi. Phong khí hoa diễm lãng mạn lan tràn, hình thành một loại thơ ca mà người ta gọi là “chi phấn”, lấy tình yêu nam nữ làm đề tài, muốn thoát khỏi sự ràng buộc của lễ giáo… 3 nhà thơ nổi tiếng nhất trong thời kỳ này là Đỗ Mục, Lý Thương Ân và Ôn Đình Quân. Thời kỳ này thơ Đường tuy có một bước đi xuống, song đó là so sánh với các thời kỳ trước, chứ thật ra “cũng còn đứng trên tác phẩm đời trước và đời sau nhiều lắm.” – Ngô Tất Tố.
Có thể thấy thơ Đường rất đa dạng, biểu hiện nhiều phong cách khác nhau, đụng chạm đến hầu như đầy đủ mọi vấn đề của cuộc sống. Cha ông ta ngày xưa đã trân trọng thơ Đường và số lượng những bài thơ được dịch sang tiếng Việt là rất nhiều. Tuy thế, dịch là một quá trình lao động khó khăn, càng khó khăn hơn nữa đối việc dịch thơ. Những tác giả nổi tiếng và những bài thơ nổi tiếng đã được dịch đi dịch lại nhiều lần, nhưng hình như vẫn chưa đủ. Chưa ai dám tự hào nói rằng mình hiểu được đúng ý của cổ nhân, kể cả những dịch giả được công chúng thừa nhận là bậc thầy. Vì vậy, công ty sách Thời Đại liên kết với Nxb Thuận Hóa cho ra đời bộ Đường thi tuyển dịch do tác giả Lê Nguyễn Lưu dịch mới để hầu cùng bạn đọc.

Bộ sách gồm 3 phần chính:

Phần tiểu luận cung cấp một cái nhìn khái quát về toàn bộ tình hình lịch sử, xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa, học thuật… triều đại nhà Đường, giúp cho việc cảm thụ thơ ca dễ dàng hơn.
Phần chính là tuyển dịch hơn 1000 bài thơ của gần 180 tác giả.
Phần cuối là Phụ lục gồm nhiều mảng, mỗi mảng chứa một vấn đề cần tra cứu, như niên biểu lịch sử, giai thoại thơ Đường, tiểu truyện tác giả và từ điển điển tích.
duong-thi-tuyen-dich-mua-sach-hay
Lời nói đầu

Phần thứ nhất: Tiểu luận

Chương 1: Khái quát về Trung Quốc đời nhà Đường

Chương 2: Quá trình diễn tiến của thơ Đường

Chương 3: Giá trị hình thức – nghệ thuật

Chương 4: Giá trị nội dung – tư tưởng

Phần thứ hai: Tuyển dịch

Vấn đề dịch thơ Đường
Phàm lệ

Tuyển dịch

Chương 1: Thời kỳ thành lập (618 – 712)

– Vương Tích

– Lạc Tân Vương

– Thượng Quan Nghi

– Lưu Hi Di

– Vương Bột

– Lư Chiếu Lân

– Dương Quýnh

– Tống Chi Vấn

– Đỗ Thẩm Ngôn

– Thẩm Thuyên Kỳ

– Lưu Đình Kỳ

– Trần Tử Ngang

– Vi Thừa Khánh

– Lý Kiểu

– Trương Nhược Hư

– Tiết Tắc

– Vương Loan

– Lưu Tích Hư

– Trương Cửu Linh

– Hạ Tri Chương

– Vương Hàn

Chương II: Thời kỳ thịnh đạt (713 – 846)

Giai đoạn lãng mạn với đỉnh cao Lý Bạch

– Thôi Thự

– Lý Long Cơ

– Tổ Vịnh

– Thường Kiến

– Trương Duyệt

– Mạnh Hạo Nhiên

– Tô Đĩnh

– Thôi Hiệu

– Vương Chi Hoán

– Vương Xương Linh

– Giả Chí

– Cao Thích

– Lý Bạch

– Từ An Trinh

– Vương Duy

– Khâu Vi

– Lý Thích Chi

– Lý Kỳ

– Trừ Quang Hi

– Trương Vị

– Trương Húc

– Hoàng Phủ Nhiễm

– Bùi Địch

– Cơ Vô Tiềm

Chương 3: Thời kỳ thịnh đạt

Dòng hiện thực trữ tình vói đỉnh cao Đỗ Phủ

– Đỗ Phủ

– Sầm Tham

– Thôi Quốc Phụ

– Trương Quân

– Lưu Phương Bình

– Kim Xương Tự

– Nguyên Kết

– Lưu Trường Khanh

– Tôn Địch

– Liễu Trung Dung

– Lý Đoan

– Lý Gia Hựu

– Tiền Khởi

– Trương Kế

– Cảnh Vi

Chương 4: Thời kỳ thịnh đạt

Giai đoạn hiện thực phê phán với đỉnh cao Bạch Cư Dị

Chương 5: Thời kỳ chuyển biến (846 – 907)

Phụ lục 1: Niên biểu triều đại Đường và danh sách thi nhân

Phụ lục 2: Từ điển thi nhân

Phụ lục 3: Từ điển chú thích
mua-sach-hay
MUA SÁCH HAY TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU!

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.

-10%
sach-di-nghi-luan-mua-sach-hay

Dị nghị luận Đồng chân dung – Đặng Thân

140.000 ₫ 126.000 ₫
Mời Mua Sách
Xem Nhanh
-9%
20231122_210255

Chẩn Đoán Phân Biệt Chứng Trạng Trong Đông Y

358.000 ₫ 325.000 ₫
Mời Mua Sách
Xem Nhanh
-10%
CHỨNG HẬU TRONG ĐÔNG Y

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CHỨNG HẬU TRONG ĐÔNG Y

350.000 ₫ 315.000 ₫
Xem tiếp
Xem Nhanh