-10%
tuyen-tap-van-hoc-co-dien-han-quoc-mua-sach-hay

Tuyển tập văn học cổ điển Hàn Quốc



Tình Trạng: Còn hàng

Tác giả: GS. LIM HYEONG TAEK (Chủ biên)
Dịch giả: Trần Thị Bích Phượng
Nhà xuất bản: NXB Văn Hóa – Văn Nghệ
Công ty phát hành: NXB Văn hóa – Văn nghệ
Số trang: 404
Hình thức bìa: Bìa mềm
Ngày xuất bản: 04/2018
Trọng lượng (gr):455
Giá bìa: 129.000 đ

129.000 ₫ 116.100 ₫


Giá trị & dịch vụ cộng thêm:
Giao hàng nhanh chóng trong 24h.
Miễn phí giao hàng từ 199k ở nội thành HCM.
Tìm sách theo yêu cầu của quý độc giả.

Chuyên Mục: , .

Đặt Sách Nhanh: 0932.604.409 ( Mr . TRI ) hoặc Zalo: 0932.604.409

Email: [email protected]

Tuyển tập văn học cổ điển Hàn Quốc

“Tuyển tập văn học cổ điển Hàn Quốc” có nội dung hết sức phong phú với nhiều thể loại đa dạng như truyện kể dân gian, truyền kỳ, tiểu thuyết, dã đàm, mang đến cho người đọc một bức tranh tương đối đầy đủ về diện mạo của văn học cổ điển Hàn Quốc mà tập trung chủ yếu là văn học thời kỳ Joseon.

Đối tượng được phản ánh ở đây hết sức đa dạng, từ những hiệp khách, những hiếu tử, những tiết phụ đến những trang tài tử giai nhân, thậm chí cả những người ăn mày và ma quỷ. Tất cả đều được khắc họa một cách sinh động với những đường nét rõ ràng của những con người có tâm tư tình cảm và cá tính riêng biệt. Cuộc sống của họ như những mảnh ghép đa dạng giúp chúng ta phần nào hình dung được diện mạo của xã hội Hàn Quốc truyền thống.

Nếu như Ji Eun, người con gái hiếu thảo, Người quả phụ hiếu thảo nghĩa hiệp, Con sẽ thay cha ra chiến trường phần nào cho chúng ta biết về tư tưởng hiếu nghĩa của người Hàn thì Truyện nàng Seol, Truyện nàng Eun Ae, Truyện về người tiết phụ ở Hamyang, Truyện nàng Gil, Lời trăng trối của mẹ chồng lại cho chúng ta biết về tư tưởng tiết liệt cũng như sự thay đổi trong nhận thức của người Hàn về quan niệm này. Trong Lời trăng trối của mẹ chồng, trước lúc lâm chung người quả phụ đã tập hợp con cháu lại căn dặn rằng: “Trong trường hợp chẳng may phải trở thành quả phụ, nếu tự tin rằng mình có thể thủ tiết thờ chồng thì thủ tiết, bằng không thì nên thưa chuyện với người trên mà cải giá.” Đây quả là một phát ngôn vô cùng quả cảm ở thời đại tôn sùng sự tuẫn tiết và thủ tiết của người phụ nữ như một đạo lý cao quý, đặc biệt khi nó được thốt ra từ miệng một quả phụ trong gia đình quý tộc. Bởi theo luật lệ của Joseon, phụ nữ trong gia đình quý tộc nếu tái giá sẽ bị giáng cấp xuống làm dân thường, con cái sẽ không thể tham gia các kỳ khoa cử.

Trong Nữ hiệp khách, Truyện hiệp khách núi Odae, Truyện Jang Bok Seon, hình tượng người hiệp khách được khắc họa hết sức đa dạng, phản ảnh sự thay đổi nhận thức về hình tượng con người nghĩa hiệp. Đặc biệt trong Nữ hiệp khách, thông qua nhân vật nữ chính, tác giả An Seok đã đưa ra một quan niệm khá mới mẻ về tình yêu và hạnh phúc của người phụ nữ sống trong xã hội Joseon bị chi phối bởi tư tưởng đạo đức nho giáo.
tuyen-tap-van-hoc-co-dien-han-quoc-mua-sach-hay
“Tuyển tập văn học cổ điển Hàn Quốc” còn cho chúng ta thấy sự phá vỡ trật tự thân phận của xã hội Hàn Quốc cuối thời Joseon thông qua hình ảnh người quý tộc sa sút. Đứng trước thực tế cuộc sống, người quý tộc sa sút có những lựa chọn hết sức khác nhau. Nếu như nho sinh Hong lựa chọn việc khất thực (Quán meju) thì ông đồ Jo chọn nghề dạy học (Con gái lý trưởng Choi) và chàng Kim chọn nghề buôn muối (Muối) làm kế sinh nhai. Khất thực và dạy học được coi là xu hướng lựa chọn chính của những quý tộc sa sút để duy trì sinh kế nhưng những công việc như thế này không giúp họ đảm bảo cuộc sống. Nho sinh Hong đã phải chọn cái chết để chấm dứt cuộc sống tủi nhục, bị những người thuộc tầng lớp dưới khinh thường. Ông đồ Jo chết đi khiến người con trai không biết lấy gì làm kế sinh nhai, đành phải sống nhờ vào sự hảo tâm của những học trò của cha. Ngược lại, chàng Kim không những đảm bảo được cuộc sống cho gia đình mình mà còn trở thành một cự phú. Qua nhân vật chàng Kim, tác giả No Myeong Heum đã cho chúng ta thấy sự thay đổi nhận thức về đẳng cấp xã hội cũng như giá trị cuộc sống của con người thời bấy giờ. Nếu như ở tiền kỳ Joseon, đẳng cấp xã hội là thứ bất di bất dịch, việc hôn nhân giữa quý tộc và tầng lớp dưới hầu như là không thể (như chúng ta có thể thấy ở Truyện chàng Sim) thì ở hậu kỳ Joseon, đặt biệt sau loạn Nhâm Thìn, quan niệm này đã thay đổi. Đẳng cấp xã hội không còn là thứ quan trọng nhất chi phối mọi mối quan hệ của con người. Chúng ta có thể thấy điều này thông qua cuộc đối thoại giữa hai cha con chàng Kim. Khi người cha có ý phản đối việc hỏi con gái nhà lý trưởng về làm dâu vì cho rằng làm như thế là mất thể diện, chàng Kim đã bảo rằng: “Lời cha dạy thật không hợp với thực tế chút nào. Nhà chúng ta đã đến nước này rồi sao còn có thể phân biệt sang hèn được chứ?”.

Cũng đề cập đến giai cấp quý tộc nhưng Khách ma lại cho ta thấy một khía cạnh khác của xã hội truyền thống của Hàn Quốc thời đại Joseon. Tác phẩm phản ánh cuộc sống khốn cùng của quý tộc bị sa sút không tự lao động sản xuất được mà phải sống dựa vào người khác. Thông qua sự xuất hiện và tác oai tác quái của con ma Mun Gyeong Gwan, tác giả Yi Hyeon Gi đã khắc họa một cách trào phúng sự trớ trêu, bất hợp lý trong văn hóa quý tộc. Đã là quý tộc thì phải giữ thể diện, khoản đãi tân khách, giúp đỡ những họ hàng nghèo khó cho dù bản thân cũng đang rơi vào tình cảnh khốn cùng.

Nhưng trên hết, chủ đề được nói đến nhiều nhất trong “Tuyển tập Văn học cổ điển Hàn Quốc” vẫn là phụ nữ và tình yêu. Phần lớn những nhân vật nữ trong những tác phẩm này đều giành thế chủ động trong việc kiếm tìm hạnh phúc lứa đôi (Nữ hiệp khách, Truyện Choi Cheok, Lời thề sắt son). Họ cũng chính là những người đóng vai trò quyết định trong những bước ngoặt lớn của cuộc đời (Nữ hiệp khách, Truyện chàng Sim, Con gái lý trưởng Choi).
Chiến tranh loạn lạc cũng là một chủ đề khá nổi trội trong sách sách này mà tiêu biểu là Truyện chàng Yi nhòm trộm nàng Choi qua tường, Truyện chàng Choi Cheok, Con sẽ thay cha ra chiến trường. Một điều khá lý thú ở đây chính là bối cảnh đoàn tụ của hai nhân vật chính trongTruyện chàng Choi Cheok. Chiến tranh loạn lạc đã chia cắt chàng Choi và nàng Ok Yeong. Suốt bốn năm trời họ bặt tin nhau, mỗi người một ngả. Chàng được tướng quân nhà Minh đưa về Trung Quốc, còn nàng bị giặc bắt mang về Nhật Bản. Biển trời cách biệt. Tưởng rằng sẽ chẳng khi nào họ còn gặp lại được nhau. Thế nhưng, như một kỳ tích, bỗng dưng họ lại cùng nhau đoàn tụ tại một miền đất xa lạ. Miền đất ấy không phải đâu khác mà chính là cảng biển của Việt Nam!

“Tuyển tập Văn học cổ điển Hàn Quốc” là một bức tranh sinh động với những mảng màu đa dạng, hết sức Hàn Quốc nhưng cũng thật gần gũi với Việt Nam. Đọc Tuyển tập Văn học cổ điển Hàn Quốc chúng ta không chỉ có cơ hội khám phá nhiều điều thú vị về đất nước, con người và văn hóa truyền thống của Hàn Quốc mà còn có cơ hội nhìn lại di sản văn học cổ điển của ông cha mình, tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai dân tộc đã từng chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hóa Trung Hoa và tự mình lý giải nguyên nhân của những tương đồng và khác biệt ấy, đồng thời có ý thức trân trọng, giữ gìn và phát triển văn hóa nước nhà.

Hà Nội, đêm đầu xuân Mậu Tuất
Trần Thị Bích Phượng

 

mua-sach-hay
MUA SÁCH HAY TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU!

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.

-10%
sach-di-nghi-luan-mua-sach-hay

Dị nghị luận Đồng chân dung – Đặng Thân

140.000 ₫ 126.000 ₫
Mời Mua Sách
Xem Nhanh
-9%
20231122_210255

Chẩn Đoán Phân Biệt Chứng Trạng Trong Đông Y

358.000 ₫ 325.000 ₫
Mời Mua Sách
Xem Nhanh
-10%
CHỨNG HẬU TRONG ĐÔNG Y

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CHỨNG HẬU TRONG ĐÔNG Y

350.000 ₫ 315.000 ₫
Xem tiếp
Xem Nhanh