truong-lao-buddhaghosa-nha-chu-giai-kinh-dien-pali-mua-sach-hay

Trưởng lão Buddhaghosa – Nhà chú giải kinh điển Pali (2005)



Tình Trạng: Liên Hệ Khi Có Hàng

Tác giả: Viện nghiên cứu Phật giáo
Dịch giả: Tỳ Khưu Siêu Minh
Nhà xuất bản: Tôn Giáo
Nhà phát hành: Phật Giáo Nguyên Thủy
Năm xuất bản: 2017
Hình thức bìa: mềm
Số trang: 230
Kích thước 14×20
Cân nặng: 300 (gram)

40.000 ₫


Giá trị & dịch vụ cộng thêm:
Giao hàng nhanh chóng trong 24h.
Miễn phí giao hàng từ 199k ở nội thành HCM.
Tìm sách theo yêu cầu của quý độc giả.

Hết hàng

Chuyên Mục: .

Đặt Sách Nhanh: 0932.604.409 ( Mr . TRI ) hoặc Zalo: 0932.604.409

Email: [email protected]

Trưởng lão Buddhaghosa – Nhà chú giải kinh điển Pali (2005)

Theo yêu cầu của tác giả, tôi xin ghi lại đây đôi lời giới thiệu cuốn sách viết về Ngài Buddhaghosa, thân thế và sự nghiệp. Nhưng với tư cách là một nhà nghiên cứu trong một lãnh vực chưa được khai phá đó, Bimala Charan Law lại chẳng cần đến bất kỳ lời giới thiệu nào cả. Phần mở đầu ông đã dành cho tôi viết lời giới thiệu, đã được xuất bản hai năm trước đây trong tạp chí Hiệp Hội Á Châu tại Bengal. Trong bài tiểu luận đó, ông đã thảo ra danh sách gồm 14 đề cương liên quan đến đề tài này. Đa số đều thuộc lãnh vực lịch sử. Hầu hết các vấn đề đó cần được mổ xẻ về bất kỳ biến cố lịch sử nào liên quan đến sự nghiệp của ngài Buddhaghosa. Ở đây tác giả không có ý giải quyết bất kỳ vấn đề riêng rẽ nào cả. Tuy nhiên tựa đề các chương hầu như đã bao phủ toàn bộ 14 đề mục vừa nêu.

Cuốn sách này chắc chắn chưa phải là lời cuối cùng của tác giả về những đề tài này. Điều này tương đối dễ dàng đối với các học giả Châu Âu, là những người ít dũng cảm hơn so với tác giả Law, để thực hiện công việc đó, đang khi chúng ta đã nắm được tất cả những gì liên quan đến ngài Buddhaghosa như đã được xuất bản sang ngôn ngữ phương Tây. Nhưng tuyệt nhiên cuốn sách này vẫn là một bản tóm lược vô cùng quí giá để chúng ta biết được những gì liên quan đến ông, cả về những gì ông đã làm cũng như những tư liệu khác có liên quan đến ông. Người ta đang thu thập những học thuyết của nhà bình luận vĩ đại này. Những học thuyết đó đều dựa trên cơ sở chứng cớ không mấy vững chắc vì thiếu những lời giới thiệu mang tính lịch sử như cuốn sách này đang muốn cống hiến. Mới đây chúng tôi vừa cộng tác xuất bản cuốn Nguyên Lý Của Ngài Nagai, thực chất cuốn “Visuddhimagga chỉ là phiên bản cuốn Vimuttimagga được tái bản do Upatissa viết” (J.P.T.S., 1917-19, p. 80) và mới đây M. Louis Finot đã lưu ý chúng ta bằng một kết luận có vẻ rất hợp lý cho là: rất có thể nơi ngài “Buddhaghosa” cho là chúng ta không tìm thấy được nơi ngài Buddhaghosa một con người lịch sử, mà chỉ là một con người huyền thoại mà thôi, một huyền thoại kể về một đấng “Phật Tổ, Bồ-tát nào đó”. Các tác phẩm do con người huyền thoại này thực hiện lại được gán cho một nhân vật nào đó sống cùng thời với Buddhadatta. Đã có một thời hình như người đồ đệ của Đức Phật đã phải trải qua một nghiệp chướng tương tự như những gì đã xảy đến với Thầy mình. Tác giả Law đã nghiên cứu rất kỹ bất kỳ tác giả nào viết bằng Anh ngữ về những tác phẩm đã được gán cho ngài Buddhaghosa; hơn ai hết ông đã đào sâu về những tác phẩm đó và đối với ông, nhà bình luận vĩ đại này thực sự là một nhân vật lịch sử, đã hoằng đạo và viết lách ở thế kỷ thứ V sau CN tại quốc đảo Tích Lan, như chính tác giả hiện đang hoằng đạo và viết lách ngay chính trên hành tinh này, hoặc ở bất kỳ một thế giới nào khác.

truong-lao-buddhaghosa-nha-chu-giai-kinh-dien-pali-mua-sach-hay

Ở đây tôi chỉ muốn đóng góp một vài suy nghĩ có liên quan đến vấn đề này. Ngay tại chương VIII cuốn sách tác giả Law gửi cho tôi mang tựa đề “Giải Thích Về Phật giáo”. Đã có quá nhiều điều cần được giải thích về từ “Phật giáo”. Trong tác phẩm “Tâm Lý Phật giáo” (đăng trong tạp chí Quest Series, London, 1914, chương IX) tôi đã cố gắng ghi lại một vài ví dụ điển hình có liên quan đến ngài Buddhaghosa, với tư cách là phát ngôn viên cho những phát triển rất ngoạn mục liên quan đến những khái niệm Tâm Lý học Phật giáo. Đồng thời tôi cũng muốn đưa ra một số ví dụ điển hình rất hấp dẫn về triết học Phật giáo đang trên đà phát triển, ví dụ như phân tích bản chất các tương quan của từ “Nhân Quả”. Vì trong năm đó tôi được vinh dự sửa soạn một số ấn bản trù bị cho cuốn Visuddhimagga dành cho các độc giả Châu Âu (xuất bản một tác phẩm bằng tiếng Á Đông là chuyện nhỏ, nhưng lần đầu tiên ấn hành các tác phẩm đó bằng tiếng phương Tây thì quả là một vinh dự không nhỏ). Lẽ đương nhiên công việc này giúp tôi có được một số hiểu biết, tôi chưa từng có được trước kia. Tôi phát hiện ra Buddhaghosa đã được đề cập đến khá thường xuyên – ít nhất tới 21 lần nơi một số diễn đàn văn hóa truyền thống, ngài thường được đề cập đến như là “Porana” và “Poranakatha”- có nghĩa là “cuộc thảo luận” hay bài thuyết pháp của các “vị Cao Niên.” Một số quan điểm đã được diễn tả qua thi ca, và tác giả Law cũng đã tuân thủ truyền thống đó, ít nhất với những gì ông đã trích dẫn. Chính vì Ngài Buddhaghosa đã diễn giải một chủ thuyết bằng cách dựa vào lời của “Đấng Chí Tôn” trong Kinh Suttanta, thế nên đối với ông trong bất kỳ hoàn cảnh nào ta chỉ cần kêu đến các “Vị Cao Niên” đó và nói các “Vị Porāṇas phán như vậy” là đủ rồi.

Các Porāṇas không bao gồm những người biên soạn ra Phật giới, hoặc được trích dẫn theo nghĩa thông thường. Hình như họ chỉ mới xuất hiện sau này mà thôi. Họ là các vị “Tổ Phụ” thuộc trường phái Nam Tông (Theravāda Sasana). Khi diễn giải triết học, họ lại là hiện thân của một nền triết học dựa trên các giáo thuyết xưa nay vẫn được diễn tả trong Kinh (sutta). Ở vào thời đó, người ta coi họ là những người trí thức. Nhưng vì phải tuân thủ cách suy tư “chính thống” để hành động, chính vì vậy họ không còn được “tự do” muốn làm gì thì làm và chính vì vậy họ không thể hiện được thái độ truyền bá kinh điển, với nỗi bức xúc vượt trên tất cả đó là việc “cứu rỗi chúng sanh”. Họ là những học giả, những viện sĩ hàm lâm, những chuyên gia Phật giáo sống tại các thiền viện thuộc nền văn hóa “Phật giáo” nổi bật. Họ đã thực hiện một công việc rất có ý nghĩa nơi một tổ chức giáo hội riêng rẽ. Được công nhận là những vị lãnh đạo khôn ngoan trong bất kỳ một giáo phái nào. Không phải là chuyện nhỏ để được coi là những nhà lãnh đạo khôn ngoan nơi một giáo phái, căn cứ vào lời giảng dạy của vị Sáng Lập Vĩ Đại, đã tự tách khỏi các chủ thuyết và niềm tin tạo nên sự nâng đỡ nơi mọi tôn giáo. Xét cho cùng, liệu có vị thiền sư bẩm sinh nào có được khả năng truyền đạt cho mọi người những chân lý thuần khiết của “Đấng Trợ Giúp” đầy linh cảm chăng? Họ được cho là không mấy sáng tạo, sẵn sàng giảng giải và trình bạch. Cho dù có nhiều khác biệt đa dạng như vậy, khả năng suy tư của họ lại vượt xa sự hiểu biết và buộc họ phải suy tư cho hợp với Logic. Chính vì vậy mà các vị “Tổ Phụ” đã cân nhắc những nguyên lý cơ bản như vô thường, vô ngã (Anicca, Anatta), họ cân nhắc rất thận trọng cả những hạn chế và cả sự yên lặng của đấng “Sáng Lập” liên quan đến những vấn đề khởi thủy và cánh chung (Đầu Tiên và Cuối Cùng) của cuộc sống, cả về Giáo Pháp (Dhamma) do một người tiết lộ ra, có thể làm đảo lộn trong giây lát những niềm tin đặt nền tảng trên những suy tư thần học và học thuyết duy linh, và thúc đẩy “Đời Sống Phạm hạnh” (Brahmāchariya) giữa con người với nhau. Do suy tư cân nhắc họ đã đạt được tiến bộ, cho dù có tiến bộ về một cách giảng thuyết đơn giản hơn về con người. Do sự biện minh theo kiểu Anicca và Anatta, và sự thiếu hiểu biết về cuộc sống tồn tại ra sao, họ đã chối bỏ có một cuộc sống được làn truyền từ người này sang người khác và từ thế giới này sang thế giới bên kia sau khi viên tịch. Họ chối bỏ cuộc sống cảm giác hay luân hồi (Saṃsāra) được khởi thủy từ một đấng thần linh.

Tôi dư biết tác giả Law không thể lường trước được tôi sẽ đề cập đến điểm này. (Tôi đã đề cập đến vấn đề này khi đưa ra lời kết khi xuất bản cuốn Visuddhimagga) và tôi đã không nhận ra điều này đã được nghiên cứu tương xứng như các nhà văn khác đã thực hiện. Tôi hoàn toàn không có ý nói đến sự phát triển của triết học Phật giáo tại vùng Đông Bắc Á Châu. Tôi chỉ đề cập đến thế giới tương đối hạn hẹp nơi đó vị Buddhaghosācariya tốt lành và thông hiểu đang sinh sống suy tư và viết sách. – một sự hiện diện rất ấn tượng một sự uyên bác hết sức tỉ mỉ, một lòng đạo đức, một quan điểm thuộc môn phái tự mãn, một sự kiên nhẫn đầy kinh ngạc, và không thấy xuất hiện sự tò mò nghiên cứu về một thế giới bao la là đặc trưng của thời điểm đó và tôi đã tiên liệu rằng kiến thức của chúng ta về thế giới quan nhỏ bé của ngài và những gì ngài cắt nghĩa về Phật giáo sẽ được đặt lại trên một căn bản tốt hơn trong cuốn sách của tác giả Law này.

mua-sach-hay
MUA SÁCH HAY TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU!

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.

-10%
sach-di-nghi-luan-mua-sach-hay

Dị nghị luận Đồng chân dung – Đặng Thân

140.000 ₫ 126.000 ₫
Mời Mua Sách
Xem Nhanh
-9%
20231122_210255

Chẩn Đoán Phân Biệt Chứng Trạng Trong Đông Y

358.000 ₫ 325.000 ₫
Mời Mua Sách
Xem Nhanh
-10%
CHỨNG HẬU TRONG ĐÔNG Y

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CHỨNG HẬU TRONG ĐÔNG Y

350.000 ₫ 315.000 ₫
Xem tiếp
Xem Nhanh