-10%
sach-thi-phap-hoc-mua-sach-hay

Thi Pháp Học – Phạm Ngọc Hiền



Tình Trạng: Còn hàng

Tác giả: Phạm Ngọc Hiền
NXB: Văn học
Kiểu bìa: Bìa mềm
Khổ sách: 15×23
Số trang: 560

160.000 ₫ 144.000 ₫


Giá trị & dịch vụ cộng thêm:
Giao hàng nhanh chóng trong 24h.
Miễn phí giao hàng từ 199k ở nội thành HCM.
Tìm sách theo yêu cầu của quý độc giả.

Chuyên Mục: , .

Đặt Sách Nhanh: 0932.604.409 ( Mr . TRI ) hoặc Zalo: 0932.604.409

Email: [email protected]

Từ giữa Thế kỷ 20, công việc nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học theo tinh thần Thi pháp học là xu hướng chung trên phạm vi toàn thế giới. Ở Việt Nam, với chủ trương hòa nhập thế giới, từ sau cao trào Đổi mới 1986, đến nay chúng ta đã có nhiều điều kiện tốt để thực hiện điều này. Chúng ta đã có một đội ngũ các nhà Thi pháp học khá đông đảo. Việc tiếp cận và ứng dụng quan điểm Thi pháp học trong nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học ở VN đã có bề dày hơn 20 năm. Sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành và các công trình nghiên cứu chuyên biệt chứa đựng rất nhiều tri thức về Thi pháp học. Tuy nhiên, cách hiểu về Thi pháp học chưa thống nhất và việc vận dụng Thi pháp học vào nghiên cứu, phê bình văn học còn có nhiều sự máy móc, thiên lệch, phiến diện như quá chú trọng phân tích hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học. Đọc các bài viết về Thi pháp học, ta dễ nhận thấy các nhà Thi pháp học đều khẳng định: Nghiên cứu, phê bình theo hướng thi pháp học nghĩa là nghiêng về phân tích hình thức nghệ thuật tác phẩm bởi nội dung trong tác phẩm phải được suy ra từ hình thức, đó là “hình thức mang tính nội dung”. Ta có thể thấy, các nhà Thi pháp học, từ nhẹ đến nặng đều phê phán và đối lập với xu hướng nghiên cứu, phê bình trước đây là thô thiển, là “xã hội học dung tục”, chỉ đề cao “tính hiện thực”, chú trọng phân tích nội dung của tác phẩm văn học.

Nói cách khác, từ khi có “vũ khí Thi pháp học”, công tác nghiên cứu, phê bình văn học như là đang chuyển dịch về chủ nghĩa hình thức: khi thẩm định một tác phẩm văn học, người ta quan tâm trước nhất đến hình thức nghệ thuật của tác phẩm mà chưa xem xét kỹ nội dung của nó là gì (vấn đề mà nó đề cập có phải là vấn đề trọng tâm của thời đại hay không, hình tượng nhân vật của tác phẩm có phải là con người thời đại hay không, v.v…). Nói cụ thể hơn: nếu như trước đây, vấn đề mà tác phẩm đề cập phải là những vấn đề “quốc gia đại sự” thì bây giờ là những vấn đề rất bình thường, rất “đời” chẳng hạn như khát khao tình dục, ngoại tình, đồng tính luyến ái, v.v…; nếu như trước đây, nhân vật của tác phẩm phải là những con người thời đại luôn sống vì nghĩa lớn, cao hơn là những anh hùng thời đại với những hành động anh hùng làm biến cải xã hội, thì bây giờ nhân vật của tác phẩm là những “con người bé mọn” với những khát khao bản năng sinh tồn và lấy đó làm lẽ sống… Nghiêm túc mà nói thì khá nhiều những tác phẩm của văn học VN hiện đại được viết theo trào lưu “hậu hiện đại” mà thực ra chỉ là sự tổng hợp, thậm chí “nhai lại” các thủ pháp nghệ thuật của những trào lưu văn học ở phương Tây đầu thế kỷ 20 như chủ nghĩa đa đa, hiện sinh, văn học phi lý, v.v…

Như vậy, vấn đề đặt ra là: Thi pháp học là gì và việc vận dụng thi pháp học vào nghiên cứu, phê bình văn học sẽ phải như thế nào để nó tác động tích cực đến sáng tác? Vì thế, bài viết nghiêng về tính “Tổng thuật” này sẽ có ba nội dung chính là nhìn lại lịch sử Thi pháp học; về những nội dung cơ bản của Thi pháp học và cuối cùng là những “thành tựu”, “đóng góp” cùng những “hạn chế” của nó, cũng tức là nhận diện lại Thi pháp học.
*

Nhìn vào đời sống văn học từ sau 1975, nhất là từ sau cao trào “Đổi mới” (1986) đến nay, chúng ta có thể thấy rằng Thi pháp học không phải là hướng nghiên cứu, phê bình văn học duy nhất, nhưng phải thừa nhận nó là hiện tượng nổi bật nhất. Quả là như thế, nghiên cứu, phê bình văn học được dán nhãn mác “Thi pháp học” đã trở thành “mốt thời thượng”, Thi pháp học trở thành “Miền đất hứa” nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học trẻ … Vì thế, việc “nhận diện” lại Thi pháp học luôn là vấn đề cần thiết.

Khái niệm “Thi pháp học” đã xuất hiện ở Hy Lạp từ thời cổ đại với tác phẩm Poetica (Nghệ thuật thơ ca) (*) của Aristote. Nhưng Thi pháp học với tư cách là một bộ môn khoa học, một phương pháp nghiên cứu, phê bình tác phẩm văn học dựa trên lý thuyết cấu trúc luận (**) (Thi pháp học là bộ phận quan trọng nhất trong khoa nghiên cứu văn học. Nó nghiên cứu cấu trúc tác phẩm và những hợp thể của các cấu trúc đó: các tác phẩm của một nhà văn, các khuynh hướng văn học, các thời đại văn học) thì mới hình thành vào đầu thế kỷ XX ở Nga rồi dịch chuyển sang Âu – Mỹ và phổ biến khắp thế giới. Nói cách khác, Thi pháp học là hệ quả của lý thuyết cấu trúc luận chứ không phải đã có từ thời Aristote với tác phẩm “Nghệ thuật thơ ca”.

Hiện nay, có nhiều cách hiểu về Thi pháp học. Có thể hiểu, thi pháp học là cách thức phân tích tác phẩm bám vào văn bản là chính, không chú trọng đến những vấn đề nằm ngoài văn bản như: tiểu sử nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, nguyên mẫu nhân vật, giá trị hiện thực, tác dụng xã hội… Thi pháp học chỉ chú ý đến những yếu tố hình thức tác phẩm như: hình tượng nhân vật – không gian – thời gian, kết cấu – cốt truyện – điểm nhìn, ngôn ngữ, thể loại… Nội dung trong tác phẩm phải được suy ra từ hình thức, đó là “hình thức mang tính nội dung”. Phương pháp chủ yếu của Thi pháp học là phương pháp hình thức. Chúng ta hiểu, “Phương pháp hình thức là phương pháp phân tích các khía cạnh hình thức của tác phẩm văn học nghệ thuật để rút ra ý nghĩa thẩm mỹ của nó”. Nghiên cứu, phê bình theo hướng thi pháp học nghĩa là nghiêng về phân tích hình thức nghệ thuật tác phẩm, nó đối lập với lý thuyết “Phản ánh luận” trước đây: nội dung quyết định hình thức.
*

Thi pháp học là công trình khoa học mới nhất của tác giả Phạm Ngọc Hiền, góp phần đánh giá những thành công và hạn chế của các hiện tượng văn chương. Có người ví Thư pháp học như một con kì đà luôn thay hình đổi dạng. Nó thường thay đổi màu sắc theo thời gian và cũng có sự khác biệt về diện mạo theo không gian sống. Mỗi người nhìn nó qua một lăng kính và tọa độ khác nhau, bởi vậy, ta phải chấp nhận hiện tượng “chín người mười ý”. Có thể nói, Thi pháp học là bức tranh muôn màu và dang dở, đang chờ đợi mỗi nhà nghiên cứu phê bình vẽ vào đấy những màu sắc, đường nét theo quan niệm của mình.
sach-thi-phap-hoc-mua-sach-hay
mua-sach-hay
MUA SÁCH HAY TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU!

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.

-10%
sach-di-nghi-luan-mua-sach-hay

Dị nghị luận Đồng chân dung – Đặng Thân

140.000 ₫ 126.000 ₫
Mời Mua Sách
Xem Nhanh
-9%
20231122_210255

Chẩn Đoán Phân Biệt Chứng Trạng Trong Đông Y

358.000 ₫ 325.000 ₫
Mời Mua Sách
Xem Nhanh
-10%
CHỨNG HẬU TRONG ĐÔNG Y

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CHỨNG HẬU TRONG ĐÔNG Y

350.000 ₫ 315.000 ₫
Xem tiếp
Xem Nhanh