Xem giỏ hàng "Y Học Cổ Truyền- Đại Học Y Hà Nội" đã được thêm vào giỏ hàng thành công.
dai-nam-quoc-am-tu-vi-mua-sach-hay

ĐẠI NAM QUẤC ÂM TỰ VỊ- TÁI BẢN 2018



Tình Trạng: Liên Hệ Khi Có Hàng

Từ điển đơn ngữ tiếng Việt đầu tiên!

Tác giả: Huỳnh Tịnh Của
– Kích thước: 20.5×26.5 cm
– Số trang:
+ Tập 1: 650 trang.
+ Tập 2: 620 trang.
– Giấy Ford kem định lượng 80 gsm.
– Bìa cứng, có Jacket ép kim.
– Hộp cứng, ép kim.
– GIÁ BÌA: 1.499.000 đ

1.499.000 ₫


Giá trị & dịch vụ cộng thêm:
Giao hàng nhanh chóng trong 24h.
Miễn phí giao hàng từ 199k ở nội thành HCM.
Tìm sách theo yêu cầu của quý độc giả.

Hết hàng

Chuyên Mục: , , .

Đặt Sách Nhanh: 0932.604.409 ( Mr . TRI ) hoặc Zalo: 0932.604.409

Email: [email protected]

ĐẠI NAM QUẤC ÂM TỰ VỊ

 

Đại Nam quấc âm tự vị do Huình Tịnh Của (1830 – 1908) xuất bản cách nay 122 năm là quyển từ điển đơn ngữ tiếng Việt đầu tiên của Việt Nam, ngay từ khi ra đời đã gây được sự chú ý của những người quan tâm học tập, nghiên cứu tiếng Việt, trở thành một tài liệu quý giá cho chúng ta ngày nay khi cần tìm hiểu sâu rộng tiếng Việt, đặc biệt là những tiếng Việt cổ và tiếng địa phương Nam Bộ, mà giả định như không có nó, chúng ta sẽ rất khó tìm được sách vở tài liệu nào khác để tra cứu.

Bản gốc in lần đầu của bộ tự vị quý giá này đã tuyệt bản từ lâu, chỉ còn thấy trong vài thư viện lớn hoặc trong một số rất ít tủ sách của cá nhân mà các nhà nghiên cứu hoặc người chơi sách cổ coi như một thứ bảo vật, để tiếp cận sử dụng được nó vì thế là một điều khó khăn không nhỏ.

dai-nam-quoc-am-tu-vi-mua-sach-hay

Tuy nhiên, cũng may cho các học giả và những người yêu tiếng Việt, bộ Đại Nam quấc âm tự vị đã từng được hai lần in lại bằng phương pháp chụp theo nguyên bản: lần thứ nhất vào đầu năm 1974 do Nhà sách Khai Trí (Sài Gòn); lần thứ hai vào năm 1998 do Nhà xuất bản Trẻ (nhân kỷ niệm 300 năm Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh) , nhưng cả hai ấn bản này đến nay cũng coi như tiếp tục tuyệt bản, họa hoằn chỉ còn thấy được trong vài ba hiệu sách cũ với giá bán không rẻ. Mặt khác, cả hai ấn bản tuy vẫn phục vụ khá ổn cho nhu cầu học tập, nghiên cứu tiếng Việt bấy lâu nay, nhưng vì đều được in thu nhỏ, nên chữ in có phần khó xem hơn so với sách gốc, gây khó khăn ít nhiều cho những người dùng sách. Vì mấy lý do vừa kể, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh chúng tôi rất hoan nghênh Thư viện Huệ Quang (thuộc Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang, 116 Hòa Bình, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) do Hòa thượng Thích Minh Cảnh làm Giám đốc, đã tổ chức ấn hành bộ Đại Nam quấc âm tự vị thêm lần nữa, cũng theo lối in chụp y theo ấn bản lần thứ nhất năm 1895 – 1896, không thêm không bớt, để bảo tồn nguyên dạng một tài liệu có tính lịch sử, nhưng xử lý kỹ thuật giữ nguyên độ to rõ theo như sách gốc, nhằm đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu tra cứu của bạn đọc ngày nay đang ngày càng quan tâm đến việc học tập, nghiên cứu và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Để bạn đọc hiểu sâu hơn về nhân vật Huình Tịnh Của, về nội dung, giá trị cũng như những mặt hạn chế này khác trong công trình tự vị của ông, chúng tôi đã mời nhà nghiên cứu Trần Văn Chánh viết một bài biên khảo tổng quát về “Huỳnh Tịnh Của và Đại Nam quấc âm tự vị” đặt lên ở đầu sách. Hai phụ lục ở cuối sách trích ra từ tập tiểu luận cao học ngữ học Huỳnh Tịnh Của và công trình Đại Nam quấc âm tự vị của Nguyễn Văn Y sẽ giúp soi sáng thêm cho bạn đọc ngày nay thấy rõ được một số khía cạnh liên quan, như về những khuyết điểm tất yếu khó tránh khỏi của công trình tiên phong đồ sộ này, và về vấn đề chính tả trong thời kỳ chữ và câu văn quốc ngữ chưa hoàn toàn ổn định.

Lắm người phân vân khi thấy nhiều sách báo lâu nay ghi Huình-Tịnh Paulus Của.

Thông thường, ở Việt Nam, các tín đồ Kitô giáo muốn xưng hô họ tên kèm thánh danh thì vẫn quen 2 lối. Hoặc đặt tên thánh trước họ lẫn tên. Hoặc đặt tên thánh trước tên thì không dùng họ. Ví dụ trường hợp nhà thơ Hàn Mạc Tử, khi cần thì gọi Phanxicô Nguyễn Trọng Trí / François Nguyễn Trọng Trí, hoặc Phanxicô Trí / François Trí, chứ chẳng ai gọi Nguyễn Trọng Phanxicô Trí / Nguyễn Trọng François Trí bao giờ.

 

Thế nhưng đích thân Huình Tịnh Của tự ghi rõ là Huình-Tịnh Paulus Của nơi trang bìa Đại Nam quấc âm tự vị cũng như một số sách khác của ông: Câu hát góp và Chiêu Quân cống Hồ. Tôn trọng ý muốn của chính tác giả, người khác ghi lại danh tính y hệt ở những đoạn trích dẫn là điều hoàn toàn đúng đắn.

dai-nam-quac-am-tu-vi-mua-sach-hay

Huình Tịnh Của – những điều còn tranh cãi (II)

Huình, Huỳnh, hay Hoàng?

Lắm người phân vân khi thấy nhiều sách báo lâu nay ghi Huình-Tịnh Paulus Của.

Thông thường, ở Việt Nam, các tín đồ Kitô giáo muốn xưng hô họ tên kèm thánh danh thì vẫn quen 2 lối. Hoặc đặt tên thánh trước họ lẫn tên. Hoặc đặt tên thánh trước tên thì không dùng họ. Ví dụ trường hợp nhà thơ Hàn Mạc Tử, khi cần thì gọi Phanxicô Nguyễn Trọng Trí / François Nguyễn Trọng Trí, hoặc Phanxicô Trí / François Trí, chứ chẳng ai gọi Nguyễn Trọng Phanxicô Trí / Nguyễn Trọng François Trí bao giờ.

Thế nhưng đích thân Huình Tịnh Của tự ghi rõ là Huình-Tịnh Paulus Của nơi trang bìa Đại Nam quấc âm tự vị cũng như một số sách khác của ông: Câu hát góp và Chiêu Quân cống Hồ. Tôn trọng ý muốn của chính tác giả, người khác ghi lại danh tính y hệt ở những đoạn trích dẫn là điều hoàn toàn đúng đắn.

Cũng cần lưu ý thêm rằng Huình Tịnh Của ký danh tính của bản thân không thống nhất trên bìa các cuốn sách. Có cuốn, ông ký Paulus Của hoặc P. Của. Như các sách Maximes et proverbes / Châm ngôn và tục ngữ; Chuyện giải buồn; Sách quan chế; Bạch Viên Tôn Các truyện; Thoại Khanh Châu Tuấn truyện; Ca trù thể cách. Có cuốn, ông còn ký Paulus Của Huình-Tịnh. Như sách Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn.

Tên thánh Paulus là ghi theo tiếng La tinh. Tiếng Đức, tiếng Đan Mạch, tiếng Na Uy cũng vậy. Việt Nam phiên âm thành Phaolô. Tiếng Ý: Paolo. Tiếng Bồ Đào Nha: Paulo. Tiếng Tây Ban Nha: Pablo. Tiếng Anh và tiếng Pháp: Paul. Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Pavlus. Tiếng Rumani: Pavel. Tiếng Ba Lan: Paweł. Tiếng Nga: Павел. Tiếng Ukraina: Павло. Tiếng Hoa: 保羅 được bính âm phát Băo Luó, còn âm Hán-Việt phát Bảo La.

Viết họ mình, ông luôn dùng i chứ chẳng dùng y.

Xét về phương diện ngôn ngữ, Huỳnh và Hoàng là 2 âm của cùng một chữ Hán 黃. Xét về phương diện tông tộc, Huỳnh và Hoàng cùng chung nguồn gốc. Nhưng xét về phương diện xã hội, có ý kiến quả quyết rằng Huỳnh và Hoàng là 2 họ riêng biệt, độc lập với nhau. Vậy nhưng, đích thân Huình Tịnh Của tự tay ký Hoàng-Tịnh Paulus Của trên khá nhiều bìa sách của mình. Ấy là các cuốn Gia lễ; Bác học sơ giai; Quan Âm diễn ca; Văn Doan diễn ca; Lang Châu toàn truyện; Trần Sanh Ngọc Anh; Thơ mẹ dạy con.

Ngày nay, nếu giản lược tên thánh lẫn dấu gạch nối, chúng ta cần ghi Huình Tịnh Của hoặc Hoàng Tịnh Của ắt mới hợp tình, hợp lý, và hợp ý tiền nhân.

mua-sach-hay
MUA SÁCH HAY TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU!

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.

-10%
sach-di-nghi-luan-mua-sach-hay

Dị nghị luận Đồng chân dung – Đặng Thân

140.000 ₫ 126.000 ₫
Mời Mua Sách
Xem Nhanh
-9%
20231122_210255

Chẩn Đoán Phân Biệt Chứng Trạng Trong Đông Y

358.000 ₫ 325.000 ₫
Mời Mua Sách
Xem Nhanh
-10%
CHỨNG HẬU TRONG ĐÔNG Y

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CHỨNG HẬU TRONG ĐÔNG Y

350.000 ₫ 315.000 ₫
Xem tiếp
Xem Nhanh