LÀM THẾ NÀO để được mọi người Nể Trọng?

lam-the-nao-de-moi-nguoi-ne-trong-mua-sach-hay

LÀM THẾ NÀO để được mọi người Nể Trọng?

7 thói quen giúp Bạn được mọi người nể trọng và ngưỡng mộ - ThS. Phan Nguyễn Khánh Đan

7 thói quen giúp chúng ta đạt được mọi điều mình mơ ước.

Kể từ khi tôi bắt đầu viết những bài blog đầu tiên chia sẻ những kinh nghiệm khởi nghiệp của mình, một trong những câu hỏi được rất nhiều độc giả gửi đến tôi chính là:

Làm thế nào để được mọi người ngưỡng mộ?

hoặc

Sống sao cho người khác nể mình, để họ không xem thường mình?

Ngày hôm nay, tôi chia sẻ bài viết này – được tôi tổng hợp từ nhiều tư liệu trong sách vở, Internet và kinh nghiệm của chính mình – để giúp các anh chị và các bạn độc giả tìm thấy câu trả lời phù hợp nhất với mình cho vấn đề trên…

Từ năm 2013 đến nay, tôi đã cho ra đời nhiều bài viết blog và tác phẩm dịch bàn về khái niệm “Tôn trọng”. Như mọi người đã biết, sự tôn trọng không phải tự nhiên mà có:

Sự tôn trọng chưa bao giờ miễn phí; bạn phải nỗ lực để có được nó.”

— Chin-Ning Chu

Thực tế cho thấy hầu hết những cá nhân xuất chúng, những người được nể trọng trong xã hội kỳ thực chẳng quá quan tâm đến việc người khác nghĩ gì về mình và có tôn trọng mình hay không. Họ lặng lẽ làm tốt việc của mình và tạo nên những thành tựu khiến cộng đồng nể phục.

Không có sự tôn trọng, chúng ta khó lòng làm được chuyện gì trên đời. Những người được chọn vào vị trí lãnh đạo một công ty, đội trưởng của một hội nhóm hoặc những vĩ nhân kiệt xuất đều là những cá nhân được nể trọng trong tập thể hoặc xã hội. Hãy nỗ lực rèn luyện bản thân mình trở thành một người được tôn trọng – điều này sẽ giúp bạn gặt hái được gần như mọi điều mình muốn trong cuộc sống.

Sau đây là 7 thói quen mà những người được nể trọng thường xuyên thực hiện một cách tự nhiên và thuần thục – và chính những thói quen này đã góp công lớn trong việc làm nên thương hiệu cá nhân và sự thành đạt của họ:

  1. Người được nể trọng hiểu rõ giá trị của lời hứa.

“Người được nể trọng KHÔNG thất hứa!”

Ở phương Đông, khái niệm này còn được gọi là “Tín”.

Người được nể trọng luôn biết giữ trọn chữ “Tín”. Họ không dễ dàng hứa hẹn điều gì với ai. Nhưng một khi đã hứa, họ sẽ thực hiện lời hứa đến nơi đến chốn.

Và thất hứa chính là cách dễ nhất để đánh mất sự tôn trọng. Không ngạc nhiên khi phần đông những người thất bại là những kẻ mà lời nói của họ không đi đôi với hành động của họ. Nếu bạn muốn gia nhập lực lượng những người thành đạt được xã hội nể trọng, thất hứa là hành vi không thể chấp nhận được – bất kể lời hứa đó nhỏ nhặt hay lớn lao.

Một lần bất tín, vạn lần bất tin” – Người khác có thể tha thứ nếu chúng ta thất hứa một lần, hai lần; nhưng đến lần thứ ba, người ta sẽ bắt đầu đặt ra nghi vấn rằng chúng ta giả dối và không đáng tin cậy. Và thế là các mối quan hệ của chúng ta rạn nứt dần kể từ đó.

Do vậy, nếu bạn muốn được người khác tôn trọng, trước hết hãy rèn luyện thói quen nói-thì-phải-giữ-lời: Lời nói phải đi đôi với hành động. Khi mọi người nhận ra rằng bạn là người tử tế và đáng tin cậy, sự tôn trọng tất yếu sẽ đến.

  1. Người được nể trọng sống thật với chính mình.

Hãy tôn trọng bản thân mình. Nếu bạn không tôn trọng chính mình, chẳng ai khác tôn trọng bạn.

Đừng đòi hỏi ông trời hay người khác phải có nghĩa vụ đánh giá bạn một cách công bằng. Chính bạn phải là người làm việc đó.”

— trích sách “Khoa học khởi nghiệp”, tác giả Nathaniel C. Fowler Jr., dịch giả ThS. Phan Nguyễn Khánh Đan

Hãy quan sát những người được nể trọng: Họ sở hữu phẩm chất và cá tính riêng, nhưng quan trọng hơn hết thảy, họ biết yêu thương và tôn trọng chính mình, không để những lời xì xầm bàn tán của người khác làm ảnh hưởng đến những nguyên tắc sống của bản thân mình.

Người được nể trọng biết rõ họ không hoàn hảo, nhưng không vì thế mà họ tự ti hay nhụt chí. Thay vào đó, họ khiêm tốn, biết mình biết người. Đây chính là lý do vì sao lãnh đạo thường là những cá nhân được nể trọng – chẳng ai muốn phụng sự cho một người sếp rụt rè, thiếu tự tin và không biết mình muốn gì.  Hầu hết những người được nể trọng đều làm chủ cuộc sống của chính mình, bình thản chấp nhận những thiếu sót của bản thân và chịu trách nhiệm cho mọi quyết định của đời mình.

  1. Người được nể trọng hiểu rõ “Luật hấp dẫn”.

Người được nể trọng biết dứt khoát nói KHÔNG 
với những kẻ không xứng đáng với năng lực và sự phục vụ của họ.

Hầu hết những người được nể trọng đều có ít nhất một tài năng hoặc phẩm chất nổi trội nào đó, và họ biết cách thể hiện khả năng của mình đúng mực, đảm bảo chia sẻ lợi ích cho những người xung quanh mình. Họ thừa biết rằng mình càng giấu giếm thủ riêng thì càng mất lòng tập thể. Do vậy, họ không ngại việc chia sẻ tri thức, phục vụ cộng đồng và dẫn dắt đội nhóm của mình cùng tiến bộ với mình.

Tuy vậy, người được nể trọng cũng đồng thời hiểu rõ “Luật hấp dẫn”: Họ sẽ không lãng phí thời gian và công sức bên những mối quan hệ tiêu cực – những kẻ ghen ghét, đố kỵ, trù dập người khác thay vì nỗ lực học hỏi để tiến bộ. 100% những người thành công biết rõ rằng mình càng dây dưa thỏa hiệp với những mối quan hệ tiêu cực, mình sẽ càng bị những kẻ đó núm níu và kéo xuống vũng bùn của sự trì trệ.

Do vậy, nếu bạn muốn được người khác nể trọng, hãy học cách nói “Không”!

Kỹ năng sống - Làm thế nào để được mọi người yêu quý? - ThS. Phan Nguyễn Khánh Đan

  1. Không đổ thừa!

Hoặc anh giải quyết vấn đề, hoặc anh chính-là vấn đề.”

Hầu hết những kẻ thất bại lãng phí phần lớn thời gian của cuộc đời mình để đổ thừa hoàn cảnh hoặc đổ lỗi cho người khác vì những sự không may của chính mình. Mỗi khi gặp phải vấn đề khó khăn, những tập thể thất bại thường hùa nhau chơi trò chơi quyền lực: tìm kiếm một cá nhân nào đó để đổ hết mọi tội lỗi, trốn tránh trách nhiệm thay vì đối diện với sự thật và tập trung giải quyết phần cốt lõi của vấn đề. Vì cách phản ứng rối rắm này, vấn đề khó khăn không những không được giải quyết mà còn phát sinh trầm trọng hơn, khiến những kẻ thất bại luôn rơi vào tình cảnh “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa” trong suốt cuộc đời mình, mãi mãi chẳng bao giờ có được sự tôn trọng từ những người khác.

Trong khi đó, người được nể trọng tập trung phân tích vấn đề, tìm ra căn nguyên của nó để giải quyết vấn đề triệt để. Phẩm chất này giúp họ làm mọi việc hiệu quả hơn những người khác; do vậy, thành công và sự ngưỡng mộ đến với họ như một lẽ tất yếu.

  1. Người được nể trọng luôn biết Lắng Nghe.

Lắng nghe là một quy trình học hỏi cầu tiến chứ không phải là một sự thụ động như nhiều người thường lầm tưởng. Người được nể trọng thấu hiểu lợi ích của kỹ năng lắng nghe – họ tận dụng nó một cách triệt để để học hỏi từ người khác và lĩnh hội tri thức mới.

Để được mọi người nể trọng, hãy tập thói quen suy nghĩ thận trọng trước khi nói. Đừng giành nói với người đối diện – chẳng ai thích thú với những kẻ luôn miệng “ba hoa chích chòe” về bản thân. Thay vì nói về mình, hãy đặt câu hỏi một cách chân thành để khuyến khích người đối diện kể bạn nghe về họ. Khi đó, bạn không chỉ được lĩnh hội những kiến thức hoặc những thông tin bổ ích từ người khác, mà bạn còn được họ yêu quý và nể trọng hơn – vì sự lắng nghe của bạn khiến họ cảm thấy được quan tâm chia sẻ.

  1. Trân trọng thành công của người khác

Người được nể trọng không chỉ biết lắng nghe, mà họ còn biết trân trọng và chúc mừng thành công của người khác. Trong khi kẻ thất bại chỉ biết phản hồi sự thành công của người khác bằng thái độ ganh ghét hoặc đố kỵ, người được nể trọng hiểu rõ rằng mọi thành tựu của con người đều xứng đáng được ca ngợi và trân trọng như nhau. Đây là một hệ quả của “Luật hấp dẫn”:

Điều bạn cho đi chính là điều bạn sẽ được nhận lại.”

Nếu bạn ganh ghét với sự thành công, thành công sẽ chẳng bao giờ mỉm cười với bạn.

Nếu bạn muốn được tôn trọng, trước nhất hãy biết tôn trọng người khác.

Nếu bạn muốn những gì mình làm được mọi người công nhận, hãy trân quý và chúc mừng thành công của người khác một cách thành tâm.

Hãy nhớ:

Dù bạn là ai hay có xuất thân thế nào, hãy tự hào về bản thân mình, tự hào về những gì mình đang có. Nhưng đồng thời, hãy biết kiêu hãnh đúng chỗ: tôn trọng và yêu thương bản thân mình, thật lòng trân trọng những giá trị tốt đẹp của bản thân VÀ cả người khác – bất kể những giá trị đó là sự thành công về mặt vật chất (như sự dư dả tiền bạc hay của cải) hay những giá trị phi vật chất (như nhân phẩm và cái đẹp).”

— trích sách “Khoa học khởi nghiệp” của tác giả Nathaniel C. Fowler, dịch giả ThS. Phan Nguyễn Khánh Đan.

  1. Người được nể trọng luôn biết Đủ:

Nhờ biết Đủ, người được nể trọng không sập bẫy lòng tham, không bị cuốn vào vòng xoáy đua chen của số đông.

Phần lớn những nỗi bất hạnh của con người xuất phát từ việc họ không bao giờ biết Đủ: Bao nhiêu tiền và tài sản cũng không thấy đủ, bao nhiêu sự giải trí cũng vẫn không thấy hài lòng, thế là họ tiếp tục cạnh tranh và bon chen không ngừng nghỉ. Vì không biết đủ, nên những người này luôn cảm thấy bất hạnh và tiếc nuối trong phần lớn cuộc đời mình – họ chỉ nhận ra giá trị của hạnh phúc khi sau khi đã đánh mất nó.

Trong khi đó, người được nể trọng biết trân trọng hiện tại, trân trọng những gì mình đang có. Cuộc sống sẽ có lúc thăng lúc trầm – người được nể trọng thấm nhuần điều này. Họ chấp nhận thực tế đó, tìm thấy niềm vui và Hạnh Phúc trong từng khoảnh khắc của cuộc sống.

Người được nể trọng yêu cuộc sống –
yêu cả những khoảnh khắc ngọt bùi lẫn đắng cay của nó.”

mua-sach-hay

MUA SÁCH HAY TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU!

Bài Liên Quan

sach-hay-tinh-tuyen1-mua-sach-hay

CHÂN LÝ “TẾU” NHẤT VỀ SÁCH MÀ TÔI TỪNG ĐỌC

Dân gian Ả Rập có câu: “Người nào cho người...

bua-an-mien-phi-mua-sach-hay

“KHÔNG có bữa ăn nào MIỄN PHÍ!”

NGƯỜI NÀO khao khát đạt được mọi điều mình muốn...

mua-sach-hay

KỸ NĂNG LÀM CHỦ CẢM XÚC THẤT VỌNG, CHÁN NẢN

KỸ NĂNG LÀM CHỦ CẢM XÚC THẤT VỌNG, CHÁN NẢN...